Một số lưu ý về việc chăm sóc răng khi mang thai

Thai kỳ khiến hormone thay đổi và làm gia tăng các vấn đề về răng miệng như viêm lợi (viêm nướu) và bệnh nha chu (bệnh về nướu). Do sự gia tăng của nhiều loại hormone khác nhau trong thai kỳ nên 40% thai phụ sẽ mắc bệnh viêm lợi, hay còn gọi là viêm nướu thai kỳ.

Lượng progesterone tăng cao trong thai kỳ có thể khiến vi khuẩn gây viêm lợi phát triển, đồng thời khiến các mô nướu nhạy cảm và dễ mắc bệnh hơn. Thực tế, mang thai có thể làm bệnh viêm nướu nặng hơn.

Chăm sóc răng miệng là vấn đề cần phải được quan tâm ngay cả trước khi bạn mang thai. Hãy đánh răng sạch sẽ hàng ngày bằng một bàn chải mềm đầu nhỏ kèm theo kem đánh răng có chứa flour.

Đi khám nha sỹ

Trước khi mang thai, việc tới nha sỹ để chăm sóc răng miệng quả thực rất dễ dàng. Khi bắt đầu mang thai, bạn sẽ thường xuyên phải đối phó với cơn ốm nghén và cơ thể sẽ luôn cảm thấy mệt mỏi, do vậy việc đi khám nha sỹ sẽ trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên, đây là việc bạn nên làm. Nha sỹ sẽ kiểm tra răng cho bạn và hướng dẫn cách chăm sóc răng miệng hàng ngày.

Ngoài ra, bác sỹ và nha sỹ sẽ thận trọng khi kê một số thuốc cho bạn khi sử dụng trong thai kỳ do một số thuốc như kháng sinh tetracycline có thể ảnh hưởng đến sự phát triển răng miệng của trẻ.

Chụp X quang răng

Việc chụp X quang răng nên tránh trong thời gian mang thai. Nếu nha sỹ cảm thấy việc chụp X quang răng với bạn là bắt buộc, bạn sẽ cần một chế độ chăm sóc đặc biệt kèm theo các biện pháp để bảo vệ đứa trẻ.

 

Chứng ốm nghén

Các bà bầu thường bị chứng nôn nghén hoặc ợ nóng trong thời gian này. Những thành phần trong dạ dày chứa đầy acid và có thể tiếp xúc với răng khi bạn bị nôn. Acid dịch vị có thể gây mòn rằng và làm tăng nguy cơ sâu răng do làm tan phần men răng. Do vậy:

  • Không nên đánh răng trong vòng 30 phút sau khi bị nôn hay ợ nóng để men răng có thời gian hồi phục sau khi bị acid tấn công.
  • Hãy súc miệng bằng nước sau khi bị nôn để giúp loại sạch acid và bôi một ít kem đánh răng lên răng để làm thơm miệng và giúp men răng chắc khỏe.

 

Tầm quan trọng của việc chải răng đúng cách

Để tránh mảng bám tích tụ trên răng, hãy làm sạch răng và nướu thường xuyên ít nhất 2 lần mỗingày: vào buổi sáng sau khi ăn sáng và buổi tối trước khi đi ngủ.

Một số phụ nữ cảm thấy buồn nôn mỗi lần đánh răng. Nếu bạn cũng cảm thấy như vậy hãy sử dụng một bàn chải mềm đầu nhỏ được thiết kế cho trẻ em và đánh răng vào thời điểm muộn hơn vào buổi sáng khi bạn không cảm thấy buồn nôn nhiều.

Đôi khi bạn cũng có thể chải răng bằng bàn chải mà không có kem đánh răng. Sau đó hãy bôi kem đánh răng lên trên bề mặt răng và để một lúc. Tuy nhiên hãy quay trở lại với việc chải răng bằng bàn chải và thuốc đánh răng bình thường càng sớm càng tốt.

Flour

Flour có tác dụng làm chắc răng và phòng sâu răng. Flour chứa trong kem đánh răng hay nước sinh hoạt sẽ không gây hại đến sự phát triển của trẻ.

 

Thực phẩm và tác động với sức khỏe răng miệng

Hãy lưu ý các nguyên tắc sau về đồ ăn trong khi mang thai để giúp răng của mẹ bầu khỏe m

  • Các đồ ăn vặt và đồ uống có chứa đường và acid (như nước cam) sẽ làm tăng nguy cơ bị mòn răng và sâu răng
  • Hãy chọn các món ăn vặt chứa ít đường, muối, chất béo và giàu chất xơ
  • Hãy súc miệng bằng nước giữa các bữa ăn

Canxi

Canxi là nguyên tố rất quan trọng đối với sự phát triển xương và răng của trẻ. Từ 4 tháng trở đi, xương và răng của trẻ bất được trở nên vôi hóa. Canxi  và phosphor chủ yếu được cung cấp từ chế độ ăn, khi không đủ lượng cần thiết, canxi sẽ được lấy từ xương của bà mẹ. Từ 7 tháng trở đi, trẻ sẽ cần nhiều canxi và phosphor hơn.

Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn rất giàu canxi, nhưng hãy lưu ý lựa chọn các sản phẩm ít đường và chất béo. Nếu bạn không uống sữa hay sử dụng các sản phẩm từ bơ sữa như sữa chua, pho mát, hãy lựa chọn các sản phẩm giàu canxi khác như sữa đậu nành để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết.

Ngoài ra, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sỹ hoặc chuyên gia dinh dưỡng, họ có thể kê cho bạn viên uống canxi nếu cần thiết.

Nhu cầu calcium khuyến nghị hàng ngày đối với phụ nữ có thai và cho con bú trên 18 tuổi là 1.000 mg, đối với phụ nữ mang thai và cho con bú độ tuổi vị thành niên là 1.000 mg – 1.300 mg. Hãy kiểm tra thông tin ghi trên nhãn thực phẩm, canxi có thể là một thành phần trong đó, để chắc chắn rằng bạn không bổ sung canxi cao hơn mức khuyến cáo .

Các thực phẩm giàu canxi

Hãy lựa chọn 4 khẩu phần trong số các thực phẩm sau đây để cung cấp đủ lượng canxi khuyến nghị hàng ngày cho cơ thể khi bạn đang mang bầu:

  • 1 cốc (250 ml) sữa giảm béo chứa 360 mg canxi
  • 1 hộp (200 g) sữa chua không béo chứa 360 mg canxi
  • 30 g pho mát giảm béo chứa 260 mg canxi
  • 100 g cá hồi kèm xương  chứa 300 mg canxi
  • ½ chén rau bina chứa 100 mg canxi

 

Khi vi khuẩn gây sâu răng tấn công bé của bạn

Trẻ được sinh ra không hề mang vi khuẩn gây sâu răng trong miệng. Tuy nhiên những đối tượng khác ngoại trừ trẻ sơ sinh lại có rất nhiều vi khuẩn gây sâu răng và có khả năng lây từ người này sang người khác. Các vi khuẩn gây sâu rằng thường truyền từ người lớn sang trẻ nhỏ bằng các cách tự nhiên như sử dụng chung thìa khi ăn hay qua núm vú cao su trẻ hay ngậm. Trẻ sẽ có nguy cơ bị sâu răng ngay từ thời điểm mọc chiếc răng đầu tiên.

Những người chăm sóc trẻ, đặc biệt là người mẹ có thể giảm thiểu nguy cơ lây truyền vi khuẩn gây sâu răng sang cho trẻ bằng cách giữ cho răng và miệng của mình luôn khỏe mạnh. Nên nhớ hãy chải răng sau khi ăn sáng và trước khi đi ngủ, súc miệng thường xuyên, chọn những loại thực phẩm lành mạnh, hạn chế ăn những loại thức ăn nhiều đường, uống nước máy đun sôi và kiểm tra răng miệng thường xuyên.

 

Điều trị sâu răng khi mang thai có an toàn hay không

Việc điều trị sâu răng cũng vô cùng quan trọng để hạn chế sự phát triển của vi khuẩn trong miệng. Hãy trao đổi với bác sỹ về việc liệu bạn có cần điều trị các bệnh răng miệng trong thai kỳ hay không. 

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top