Những biện pháp sau đây có thể giúp bạn bảo vệ sức khỏe răng miệng và nụ cười của mình:
Răng có chức năng cắn, và nhai, nhưng nếu cắn và nhai chặt và mạnh quá có thể gây tổn thương răng. "Nếu tình trạng diễn ra trong thời gian dài, sự ma sát này sẽ làm lớp men răng và bề mặt răng bị mòn", Nha sĩ Kimberly Harms, nữ phát ngôn viên của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kì cho biết.
Các nha sĩ gọi đây là "chứng nghiến răng", và nó đang ảnh hưởng đến hàng triệu người trưởng thành. Chứng nghiến răng có thể xảy ra cả ban ngày lẫn ban đêm, khi bạn đang ngủ.
Một số nguyên nhân của chứng nghiến răng:
Bạn có thể tự bảo vệ bản thân khỏi việc nghiến răng và mài răng mình. "Từ kinh nghiệm bản thân, tôi nhận thấy rằng, người bệnh nghiến răng mà không hề biết mình đang làm điều đó", Bà Harms nói.
Nếu bạn tự nhận thức được mình đang nghiến răng, hãy chà đầu lưỡi lên phía sau răng cửa của bạn, hoặc đưa đầu lưỡi vào giữa hai hàm răng.
Hãy gặp bác sĩ hoặc nha sĩ và nói với họ nếu bạn bị nhức đầu, đau mặt hoặc đau ở hàm. Nếu căng thẳng là nguyên nhân, bạn nên thư giãn bằng một số hoạt động như: tập thể dục, đi chơi với bạn bè hay tập hít thở sâu.
Nếu bạn nghiến răng vào ban đêm, nha sĩ có thể gợi ý để bạn dùng một loại dụng cụ bảo vệ miệng. Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn dùng phương pháp trị liệu giấc ngủ, vì bác sĩ muốn theo dõi giấc ngủ của bạn để phát hiện những rối loạn trong giấc ngủ.
"Những vấn đề này bị gây ra bởi những tác động hoặc áp lực mạnh", Nha sĩ Eugene Antenucci, trường Nha sĩ tại Đại học NewYork (UNY) cho biết. Răng có thể sứt, mẻ khi bạn ăn đồ ăn hoặc cắn một vật cứng, như bánh mì giòn, kem, hay chiếc bút. Ngoài ra, va chạm trong khi tập thể thao hay bị tai nạn cũng có thể làm răng bạn bị tổn thương. Chấn thương trong thể thao chiếm đến 39% tổng số các loại thương tổn răng ở trẻ em.
Nếu răng tiếp tục sứt, mẻ, gãy và vỡ, hãy làm theo những lưu ý sau đây để bảo vệ nụ cười của bạn:
Chắc hẳn chúng ta vẫn còn nhớ kiến thức hóa học trong chương trình phổ thông, rằng acid có thể ăn mòn các bề mặt. Và men răng cũng không phải là một ngoại lệ và đây là một số nguyên nhân khiến acid làm tổn thương đến miệng của bạn:
Hạn chế dùng các thức uống có đường và acid, giảm ăn các loại đồ ăn nhẹ mà bạn vẫn hay ăn và uống cả ngày. Khi bạn ăn những đồ ăn thức uống này thường xuyên sẽ làm cho răng bạn bị phá hủy bởi acid trong khoảng thời gian dài, dấn đến men răng bị bào mòn dần dần. Các nha sĩ khuyên rằng, sau khi ăn uống những đồ chứa nhiều đường hay acid, hãy súc miệng bằng một chút nước. Bạn cũng có thể nhai một chiếc kẹo cao su không đường để tăng tiết nước bọt. Nước bọt của bạn chứa rất nhiều chất khoáng như Canxi hay Phosphat, những chất này có tác dụng tăng cường men răng và trung hòa acid.
Nếu bạn có dấu hiệu mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản, nghiện rượu hay ăn uống bừa bãi, hãy đi khám để bác sĩ điều trị kịp thời cho bạn.
Và, đừng quên đánh răng sạch sẽ trong vòng 2 phút, ít nhất 2 lần một ngày với kem đánh răng giàu Flo. Hoặc nếu có thể hãy sử dụng nước súc miệng giàu Flo, nó sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn!
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh