Rối loạn khớp thái dương hàm (TDH) là một nhóm các bệnh lý có thể gây đau tại vị trí khớp và cơ điểu khiển hàm. Khớp TDH kết nối hàm dưới với hộp sọ, cho phép khớp này mở và đóng được. Phẫu thuật có thể thay thế một số bộ phận của xương hàm để điều trị rối loạn khớp TDH. Phẫu thuật rối loạn khớp thái dương hàm (TDH) có thể làm giảm đau và cải thiện chức năng của khớp. Tuy nhiên, phẫu thuật là biện pháp điều trị cuối cùng do vẫn chưa có đủ bằng chứng cho sự an toàn và hiệu quả của nó.
Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác nhận được tính an toàn lâu dài và sự hiệu quả của việc phẫu thuật trên các cơ và khớp vùng hàm. Do đó, bác sĩ sẽ ưu tiên điều trị bằng càng biện pháp bảo tồn và không xâm lấn trước, ví dụ như thuốc giảm đau và các bài tập vận động vùng hàm.
Rối loạn khớp TDH là một nhóm các bệnh lý khiến cho khớp và cơ hàm đau. Có 3 nhóm rối loạn khớp TDH chính gây ảnh hưởng đến các vị trí khác nhau của khớp:
Có nhiều nguyên nhân gây nên rối loạn khớp TDH. Trong một số trường hợp thì rối loạn xảy ra do chấn thương hàm.
Các nguyên nhân thường gặp bao gồm:
Một số trường hợp có thể không rõ nguyên nhân.
Trước khi quyết định phẫu thuật thì các chuyên gia khuyến cáo nên thử các biện pháp điều trị bảo tồn trước.
Các biện pháp phẫu thuật hiện vẫn chưa được chứng minh có hiệu quả lâu dài và an toàn, và một khi phẫu thuật thì sẽ không quay trở lại được nữa.
Bệnh nhân có ý định thực hiện phẫu thuật nên được bác sĩ chuyên gia tư vấn kỹ càng. Các loại phẫu thuật hiện có:
Thời gian hồi phục phụ thuộc vào độ nặng của bệnh và loại phẫu thuật.
Thời gian hồi phục sau phẫu thuật thường kéo dài:
Tuy nhiên, những khoảng thời gian phía trên chỉ là ước tính, và thời gian chính xác thì tùy thuộc vào từng người.
Các chuyên gia khuyến cáo không nên thúc ép quá trình phục hồi, do có thể gây thêm tổn thương cho hàm. Ví dụ như: bệnh nhân nên tuân thủ theo các chỉ dẫn hậu phẫu và không được dùng các thức ăn cứng cho đến khi các bác sĩ cho phép.
Trước khi thực hiện các thủ thuật trên, bệnh nhân nên hỏi kỹ các thắc mắc của mình về thời gian phục hồi. Biết được thông tin này trước khi thực hiện thủ thuật có thể giúp lên kế hoạch phục hồi tốt hơn, ví dụ như xin nghỉ phép hay sắp xếp người trông con.
Mỗi loại thủ thuật đều có nguy cơ gặp biến chứng, thủ thuật càng xâm lấn càng có nguy cơ biến chứng cao. Các biến chứng có thể gặp bao gồm:
Thủ thuật thay khớp hàm có thể gây đau hoặc tổn thương vĩnh viễn đến hàm. Ngoài ra các dụng cụ nhân tạo thay thế có thể hư hỏng dần theo thời gian hoặc không hoạt động hiệu quả.
Các chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng các biện pháp điều trị ít xâm lấn khác trước khi thực hiện phẫu thuật như:
Các chuyên gia cũng cho rằng phẫu thuật xâm lấn có thể cũng không giải quyết được vấn đề nếu như các biện pháp điều trị bảo tồn không có tác dụng.
Các bệnh nhân nên thực hiện các biện pháp tự chăm sóc để làm giảm triệu chứng như:
Các loại phẫu thuật điều trị rối loạn khớp TDH bao gồm từ các dạng xâm lấn tối thiểu cho đến thay hoàn toàn khớp. Do tính an toàn và hiệu quả vẫn còn đang được nghiên cứu nên thường phẫu thuật là lựa chọn điều trị cuối cùng.
Bệnh nhân nên thử các điều trị không xâm lấn trước như thuốc giảm đau, chườm đá và các dụng cụ bảo vệ nha khoa.
Nên đi khám nha khoa ngay nếu như có các triệu chứng của rối loạn khớp TDH để được tư vấn biện pháp điều trị tốt nhất.
Xem thêm: Nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh rối loạn khớp thái dương hàm
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh