Bạn có thể bị các dạng của sai khớp cắn như:
Răng sẽ không thể thực hiện được các chức năng thiết yếu nếu chúng được sắp xếp sai lệch. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này cũng như cách điều trị để bảo vệ sức khỏe răng miệng và có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Khớp cắn là một thuật ngữ được sử dụng để đề cập tới sự sắp xếp của răng, là sự tương quan giữa hàm trên với hàm dưới xét về cả đối xứng răng và xương hàm. Lí tưởng là răng bạn phù hợp dễ dàng bên trong miệng mà không có bất kì sự chen chúc hay các vấn đề về khoảng cách nào. Và cũng không có răng nào bị xoay hoặc xoắn vặn. Các răng hàm trên sẽ gối lên răng hàm dưới một chút nên mặt nhai của răng hàm sẽ khít với mặt nhai của răng đối diện nó.
Sự lệch lạc của khớp cắn được gọi là sai khớp cắn, bất kì sự sắp xếp sai nào cũng có thể gây ra các vấn đề. Trật tự của các răng hàm trên cần thiết để phòng ngừa cắn phải môi và má, trong khi đó trật tự của các răng hàm dưới giúp bạn tránh bị cắn vào lưỡi.
Sai khớp cắn thường do rối loạn di truyền. Điều đó có nghĩa là nó có thể di truyền từ đời này qua đời khác.
Có một số rối loạn hoặc thói quen có thể làm thay đổi hình dáng hoặc cấu trúc của hàm:
Tùy thuộc vào loại sai khớp cắn mà các triệu chứng của rối loạn có thể ở các mức độ khác nhau. Những triệu chứng thường gặp bao gồm:
Sai khớp cắn thường được chẩn đoán thông qua thăm khám răng định kì. Nha sĩ sẽ khám răng của bạn và có thể tiến hành chụp Xquang để xác định sự sắp xếp của răng. Sai khớp cắn có 3 loại chính sau:
Loại 1
Ở sai khớp cắn loại 1 thì răng hàm trên vẫn gối lên răng hàm dưới. Với loại này, động tác cắn bình thường và sự gối lên nhau ít. Loại 1 là loại thường gặp nhất của sai khớp cắn.
Loại 2
Sai khớp cắn loại 2 hay còn gọi là sự thụt hàm (hàm đưa ra sau), có nghĩa là răng hàm trên nhô ra đáng kể so với răng hàm dưới.
Loại 3
Sai khớp cắn loại 3 hay còn gọi là hàm nhô ra trước, có nghĩa là xương và răng hàm dưới đưa ra trước nhiều hơn so với xương và răng hàm trên.
Hầu hết những người bị sai khớp cắn nhẹ không cần phải điều trị gì. Tuy nhiên, nha sĩ có thể giới thiệu bạn đến một chuyên gia chỉnh hình nếu bạn bị sai khớp cắn mức độ nặng. Tùy thuộc vào loại sai khớp cắn, bạn có thể cần các phương pháp điều trị khác nhau:
Điều trị rối loạn này cũng có thể gây ra một số biến chứng như:
Phòng ngừa rối loạn này có thể khó khăn vì hầu hết các trường hợp là do di truyền. Bố mẹ của trẻ nên hạn chế cho trẻ sử dụng núm vú giả hoặc bú bình để giảm thiểu sự thay đổi trong quá trình phát triển hàm. Phát hiện sớm sai khớp cắn có thể làm giảm thời gian (và mức độ nghiêm trọng) khi điều trị để chỉnh sửa lại.
Điều trị sai khớp cắn ở trẻ em và người lớn thường sẽ có hiệu quả chỉnh sửa lại được. Điều trị sớm ở trẻ em sẽ làm tăng hiệu quả điều trị, giảm thời gian và chi phí.
Người lớn cũng có thể đạt được kết quả tốt. Tuy nhiên, điều trị ở người lớn thường tốn nhiều thời gian và đắt đỏ. Bạn điều trị sai khớp cắn càng sớm thì tiên lượng càng tốt.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh