Trong khi có nhiều phương pháp để cải tiến chất lượng, chúng tôi sẽ tập trung vào ba phương pháp được sử dụng thông thường nhất trong kiểm tra sức khỏe. Mỗi phương pháp có những yếu tố thông thường và thay đổi đôi chút theo từng cách khác nhau, cuối cùng tất cả cũng dẫn tới kiểm tra và thay đổi. Gần đây hơn, những nguyên tắc từ những phương pháp học khác nhau đang được sử dụng cho cùng một dự án, tạo nên những khác biệt ít liên quan hơn (ví dụ, việc sử dụng phương pháp học Sigma-Lean)
Phương pháp học PDSA: hoạch định, thực hiện, nghiên cứu, điều chỉnh
Quy trình này được đề cập đến như là vòng tròn hewhart hoặc phương pháp học PDSA (Plan, Do, Study, Act). Nó liên quan đến kiểu phương pháp thử-học theo đó một giả thuyết hoặc một giải pháp được đề nghị cho việc cải tiến được thực hiện và được kiểm tra quy mô nhỏ trước khi bất kì thay đổi nào được thực hiện trên toàn hệ thống. Một trình tự hợp lý của bốn bước lặp lại trên được thực hiện thông qua một tiến trình những vòng tròn nhỏ, cuối cùng sẽ dẫn tới cải tiến theo cấp số nhân. Trong suốt giai đoạn “hoạch định” của vòng tròn Shewhart, những lĩnh vực cần cải tiến chất lượng (CTCL) được xác định. Đó có thể là những lĩnh vực chi phí cao, tỉ trọng cao, nguy cơ cao hoặc những lĩnh vực kết quả đạt được không tốt như tổ chức mong đợi. Phần này của vòng tròn sẽ liên quan tới những chỉ số và những phương tiện đang phát triển, ngưỡng và tiêu chuẩn, và phương pháp học cho những can thiệp trong nghiên cứu. Phần “Thực hiện” của vòng tròn đòi hỏi cần tiến hành và ghi chép lại các vấn đề và những quan sát không dự đoán được. Phần “Nghiên cứu” của vòng tròn liên quan đến việc thu thập dữ liệu từ phần “Thực hiện” của vòng tròn và đưa ra những thông tin từ những dữ liệu đó. Bước cuối cùng trong vòng tròn, “Điều chỉnh”, liên quan việc xác định liệu xem những can thiệp được đưa ra có cải tiến được kết quả điều trị như được phản ánh phần thông tin hay không. Nếu can thiệp tạo ra được kết quả cải thiện, có thể tiếp tục xác định liệu xem cải tiến này có thể được duy trì hay không; Nếu như can thiệp này không tạo ra được kết quả cải tiến, vòng tròn bắt đầu lại một lần nữa và một can thiệp mới được thử nghiệm.
Những công cụ phân tích và trình bày dữ liệu đã được mô tả phía trước được sử dụng tại một hoặc nhiều điểm trong quy trình giải quyết vấn đề này.
Lean 6-Sigma (LSS) là phương pháp cải tiến một cách hệ thống, liên tục và được tiến hành bởi sự hiểu biết kỹ lưỡng về những nhu cầu của khách hàng, sử dụng các cơ sở lập luận, số liệu, các phân tích thống kê và chú trọng vào quản lý, cải tiến, thiết kế lại các quá trình kinh doanh.
LSS đã được áp dụng thành công tại các tập đoàn đa quốc gia và được xem là một xu thế mới trong việc lựa chọn các phương pháp và công cụ cải tiến một cách hữu hiệu nhằm phát huy tốt nhất khả năng nội tại của tổ chức đồng thời đáp ứng các yêu cầu quan trọng của khách hàng: giá cạnh tranh, chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn.
Mô hình LSS cũng đã được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam áp dụng thành công trong việc tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian sản xuất, cung cấp dịch vụ và giảm lãng phí.
6 sigma thông thường được thực hiện bởi những nhà thực hành, được biết như là những nhà đai đen 6 sigma (Six-Sigma Black Belts), họ được đào tạo để sử dụng những công cụ phân tích đúng để xác định những vấn đề chất lượng. Một nhà đai đen được chứng nhận hiểu và có thể thực hiện hiệu quả DMAIC, chứng minh được khả năng lãnh đạo nhóm, hiểu tính năng động của nhóm, và có thể phân công vai trò và trách nhiệm cho các thành viên trong nhóm một cách hợp lý.
Bước đầu tiên trong mô hình DMAIC đòi hỏi phải định nghĩa vấn đề, những thông số dự án, và thiết lập những đối tượng để cải tiến.
Ở bước thứ hai, Đo lường, việc đo lường mỗi bước của tiến trình cần được thực hiện và thu thập dữ liệu.
Ở bước thứ ba, bước phân tích dữ liệu thu thập được thực hiện để kiểm tra giả thuyết về những nhân tố chìa khóa của quy trình.
Trong bước thứ tư, quy trình được cải tiến bởi thực hiện kiểm tra pilot.
Trong bước cuối cùng của vòng tròn, quy trình được kiểm soát bởi thực hiện những cải tiến quy trình và tiếp tục kiểm soát và duy trì quy trình.
Để những nổ lực cho 6 sigma được thành công, những nhà quản lý cao cấp phải ủng hộ chúng. Những nổ lực này bắt ngang những đường dây hoạt động, sử dụng những người tài năng nhất trong tổ chức, và điều phối họ sang những lĩnh vực mới. Khái niệm 6 sigma được trông đợi ngày càng phổ biến trong các tổ chức chăm sóc sức khỏe trong vài năm tới. Đặc biệt hữu ích đối với những quy trình được lặp lại số lượng lớn (ví dụ, kiểm tra quy mô phòng thí nghiệm, những quy trình hình ảnh học).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh