✴️ Những triệu chứng của viêm phần phụ

Viêm phần phụ ở phụ nữ thường bắt đầu từ viêm vòi trứng sau đó lan rộng ra xung quanh. Những loại vi khuẩn gây bệnh chủ yếu bao gồm:
– Lậu cầu (Neisseria Gonorrhea), chiếm khoảng  20 – 40% viêm nhiễm hố chậu.
– Chlamydia trachomatis, chiếm khoảng 40 – 50% viêm nhiễm hố chậu, khó phát hiện khi xét nghiệm trực tiếp. Miễn dịch huỳnh quang là biện pháp tốt để phát hiện loại vi khuẩn này.

Những triệu chứng của viêm phầm phụ

Nhận biết sớm những triệu chứng của viêm phần phụ giúp chị em chủ động trong việc thăm khám và chăm sóc sức khỏe phụ khoa.

– Mycoplasmas hominis.
– Các loại vi khuẩn khác có thể gặp trong một số điều kiện như nhóm ái khí( Colibacille, lactobacille, protéus, staphylocoque); nhóm kỵ khí (Bacteroides, fragilis, clostridium.)

Những triệu chứng của viêm phần phụ

Mỗi loại vi khuẩn gây bệnh sẽ có những triệu chứng khác nhau. Viêm phần phụ có hai dạng, viêm phần phụ cấp tính và viêm phần phụ mạn tính. Cụ thể:

Viêm phần phụ cần phát hiện và điều trị sớm.

Viêm phần phụ cần phát hiện và loại bỏ sớm.

-Viêm phần phụ cấp tính: Viêm phần phụ cấp thường xảy ra sau sinh đẻ, sau sẩy thai hoặc sau các can thiệp thủ thuật ở vùng tiểu khung như nạo hút, đặt vòng, tháo vòng… và sau viêm âm đạo cấp do vi khuẩn  lậu.
Triệu chứng lâm sàng nổi bật là đau vùng bụng dưới đột ngột ở phụ nữ, đau tăng khi đi lại, thường đau cả hai bên (chiếm 90%). .
Rối loạn kinh nguyệt, xảy ra trong 50% các trường hợp, các dấu hiệu nặng nề kích thích vùng bụng dưới như mót rặn, đi lỏng, tiểu khó, tiểu không hết nước tiểu (chiếm 15 – 25 % các trường hợp).
Sốt có thể là dấu hiệu kèm theo các triệu chứng này, nhiệt độ có khi trên 390C. Có thể nôn hoặc buồn nôn.
Khám bụng thấy đề kháng vùng bụng dưới, nhưng không co cứng thành bụng, có dấu giảm áp- Blumberg(+).
Đặt mỏ vịt : có nhiều khí hư, có khi là mủ, chiếm từ 39 – 65% các trường hợp, ta nên lấy dịch âm đạo để làm xét nghiệm.

-Viêm phần phụ mạn tính chiếm khoảng 30% các trường hợp. Triệu chứng lâm sàng thường là đau âm ỉ vùng hạ vị hoặc thắt lưng, có khi đau nhói, rong kinh thường hay gặp, khí hư không rõ ràng và không đặc hiệu, sốt nhẹ, 37,50 – 380C, khám bụng thường thấy bụng mềm, nắn thấy có đề kháng cục bộ vùng bụng dưới, khám âm đạo có thể thấy đau một hoặc hai bên của phần phụ, có khối nề khó phân biệt  ranh giới với tử cung. Có dấu hiệu đau  khi lay động cổ tử cung, khám trực tràng bệnh nhân  rất đau khi khám…

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top