Tình trạng viêm gân vôi hóa là gì ?

Nội dung

* Đại cương

– Viêm gân vôi hóa (Calcific tendinitis) là bệnh lý do lắng đọng tinh thể canxi hydroxyapatite và được xếp vào nhóm bệnh thấp do lắng đọng tinh thể.
– Tần suất ở người trưởng thành khoảng 2.5-7.5%, độ tuổi trung bình từ 30-60 tuổi, hay gặp ở nữ hơn nam. Tỉ lệ bệnh còn cao hơn ở những bệnh nhân chạy thận (50%), đái tháo đường (25%), suy thận (15%).

 

* Cơ chế bệnh sinh

– Có nhiều giả thiết về cơ chế bệnh sinh viêm gân vôi hóa được đưa ra và cho đến nay, bệnh học của tình trạng này vẫn chưa hoàn toàn sáng tỏ. Một số nguyên nhân gây nên tình trạng này gồm: thoái hóa hoặc hoại tử mô mềm, chấn thương, tình trạng thiếu oxy kéo dài do bất kỳ nguyên nhân nào. Mô bệnh học biểu hiện tình trạng viêm với sự hiện diện của các đại thực bào và các tinh thể canxi apatite lắng đọng trong vùng tổn
thương.

 

* 4 giai đoạn

– Giai đoạn tiền vôi, giai đoạn vôi hóa, giai đoạn thoái biến vôi, giai đoạn sau vôi hóa.

  • Ở giai đoạn vôi hóa có thể không có triệu chứng lâm sàng hoặc triệu chứng đau âm ỉ tăng về đêm.
  • Sau đó ở giai đoạn thoái biến vôi cơ thể giải phóng các enzyme tiêu hủy vôi gây ra phản ứng viêm dữ dội, bệnh nhân đau cấp và dữ dội gây hạn chế vận động nặng, các enzyme có thể gây đứt gân, phân giải vỏ xương dẫn tới di trú của vôi vào trong tủy xương.

 

* Vị trí

– Hay gặp nhất ở quanh khớp vai, sau đó đến háng, khuỷu, cổ tay, khớp gối, cột sống cổ. Ở khớp vai hay gặp nhất ở gân cơ trên gai (80%), sau đó đến gân cơ dưới gai (15%) và gân cơ dưới vai (5%).

 

* Lâm sàng

– Viêm gân vôi hóa là nguyên nhân khá hay gặp của đau khớp vai, chiếm tới 7% các nguyên nhân đau vai thường gặp. Hầu hết các trường hợp không biểu hiện triệu chứng lâm sàng, tuy nhiên ở giai đoạn cấp, khi quá trình tiêu biến vôi xảy ra có thể biểu hiện tình trạng viêm với sưng nóng, đỏ đau ở vị trí tổn thương. Một số trường hợp gây biến chứng như đứt gân, tụ máu, thậm chí hoại tử khớp.

 

* Điều trị

– Điều trị nội khoa với các thuốc giảm viêm chống đau như NSAIDs, các biện pháp vật lý trị liệu tại chỗ. Sử dụng tiêm corticoid cũng có thể có hiệu quả. Chọc hút vôi hóa dưới hướng dẫn hình ảnh hoặc phẫu thuật lấy bỏ khối canxi hoá có thể được chỉ định trong 1 số trường hợp không đáp ứng với điều trị nội khoa. Thuốc kháng viêm không steroid (NSAIDs) là lựa chọn điều trị bệnh đầu tiên. Bạn hãy chắc chắn làm theo khuyến cáo về liều lượng trên nhãn, trừ khi bác sĩ tư vấn khác.

Bác sĩ cũng có thể khuyên bạn nên tiêm corticosteroid (cortisone) để giúp giảm đau hoặc sưng.

– Thủ thuật không phẫu thuật

Trong các trường hợp nhẹ đến trung bình, bác sĩ có thể đề nghị một trong các thủ thuật sau đây. Những phương pháp điều trị bảo tồn có thể được thực hiện tại phòng mạch bác sĩ.

Liệu pháp sóng xung kích ngoại vi (ESWT)

Liệu pháp sóng xung kích hướng tâm (RSWT)

Siêu âm trị liệu

Kim chích qua da

 

– Phẫu thuật

Khoảng 10% bệnh nhân cần phẫu thuật để loại bỏ canxi tích tụ.

Nếu lựa chọn phẫu thuật mở, bác sĩ sẽ sử dụng dao mổ để rạch da ngay phía trên vị trí tích tụ. Họ sẽ loại bỏ canxi tích tụ theo cách thủ công.

Nếu bạn lựa chọn phẫu thuật nội soi, bác sĩ sẽ rạch một vết nhỏ và đưa một máy ảnh nhỏ vào trong. Máy ảnh sẽ hướng dẫn các công cụ phẫu thuật trong việc loại bỏ các điểm thoái hóa.

Thời gian phục hồi phụ thuộc vào kích thước, vị trí và số lượng canxi tích tụ. Ví dụ như một số người sẽ trở lại hoạt động bình thường trong vòng một tuần và những người khác có thể bị đau sau khi phẫu thuật do hoạt động vai vẫn bị hạn chế. Bác sĩ sẽ cho bạn biết thời gian phục hồi của bạn.

return to top