✴️ Sái quai hàm có tự khỏi được không? Chữa như thế nào?

Nội dung

Đau đầu, đau tai, mặt, cổ, vai, ù tai… có thể là những dấu hiệu cảnh báo sái quai hàm. Vậy sái quai hàm có tự khỏi được không?

Sái quai hàm có tự khỏi được không? Theo các bác sĩ chuyên khoa Cơ xương khớp, sái quai hàm là hiện tượng vùng quai hàm bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu do há miệng quá to, cười lớn, nhai những thực phẩm cứng, nằm ngủ sai tư thế, nghiến răng khi ngủ…

Sái quai hàm không gây ảnh hưởng tới tính mạng. Nhưng khiến bạn gặp khó khăn trong việc ăn, nói, tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Vì thế khi bị sái quai hàm, nhiều người rất lo lắng.

 

Sái quai hàm có tự khỏi được không?

Thông thường sái quai hàm không tự khỏi được mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách nắn quai hàm. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý nắn chỉnh quai hàm vì có thể khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng tới các dây thần kinh vùng mặt và các bộ phận liên quan.

Sái quai hàm do nhiều nguyên nhân gây ra như ngáp lớn, cười to, chấn thương...

Sái quai hàm do nhiều nguyên nhân gây ra như ngáp lớn, cười to, chấn thương…

 

Người bệnh có thể đau nặng hơn hoặc xuất hiện biến chứng gây méo miệng, liệt miệng… rất khó điều trị.

Vì thế, người bệnh khi có biểu hiện sái quai hàm nên tới ngay các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.

 

Chữa sái quai hàm như thế nào?

Tùy vào mức độ sái quai hàm, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Đối với trường hợp sái quai hàm mức độ nhẹ

Bác sĩ sẽ thực hiện nắn lại phần xương quai hàm bị lệch cho bệnh nhân. Các bước nắn quai hàm gồm:

– Bước 1: Tiêm thuốc giảm đau hoặc thuốc giãn cơ để hạn chế những cơn đau cho bệnh nhân trong quá trình nắn chỉnh quai hàm đã bị lệch.

Sái quai hàm không tự khỏi được mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách nắn quai hàm

Sái quai hàm không tự khỏi được mà cần sự hỗ trợ từ bên ngoài bằng cách nắn quai hàm

 

– Bước 2: Bác sĩ điều chỉnh tư thế ngồi cho người bệnh, đảm bảo ngồi thoải mái, đúng tư thế, thẳng lưng, mặt

– Bước 3: Bác sĩ sẽ đặt hai miếng gạc lên mặt nhai ở phía trong hai nhóm răng hàm dưới bên phải và trái.

– Bước 4: Bác sĩ sẽ dùng hai ngón tay cái ấn toàn bộ khối xương hàm dưới xuống mặt nhai răng hàm dưới bên bị trật khớp theo hướng xuống dưới và ra sau một cách kiên trì trong một lần

Sau khi nắn chỉnh xương hàm bị lệch, người bệnh có thể cảm thấy xương hàm dưới lỏng ra và có thể cử động dễ dàng hơn. Lúc này xương hàm đã trở về đúng vị trí ban đầu.

Đối với trường hợp sái quai hàm mức độ nặng

Người bệnh thường được chỉ định phẫu thuật. Trường hợp này không hay gặp và chỉ khi nào thực sự cần thiết, bác sĩ mới chỉ định cho bệnh nhân tiến hành điều trị bệnh bằng cách phẫu thuật.

 

Lưu ý sau khi nắn quai hàm

Sái quai hàm không thể tự khỏi mà người bệnh cần sự can thiệp của bác sĩ. Bên cạnh việc tuân thủ theo phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý một vài điểm sau để giúp bệnh nhanh khỏi.

– Không nên ngáp to hoặc cười lớn đột ngột

Để sái quai hàm không tái phát thì bạn cần lưu ý tránh nhai thức ăn cứng, tránh ngáp lớn

Để sái quai hàm không tái phát thì bạn cần lưu ý tránh nhai thức ăn cứng, tránh ngáp lớn

 

– Bỏ ngay thói quen nghiến răng khi ngủ

– Tránh những tác động mạnh vào vùng quai hàm như ăn thức ăn cứng, chấn thương, va đập…

– Nên ăn những thực phẩm mềm, lỏng, dễ tiêu hóa

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày

– Thường xuyên thực hiện các động tác xoa bóp vùng mặt một cách nhẹ nhàng giúp xương quai hàm hoạt động trơn tru, dẻo dai hơn.

– Ngủ đúng tư thế, ngủ đúng giờ, đủ giấc để đảm bảo sức khỏe

– Chườm khăn tẩm nước ấm nếu gặp phải các chứng chuột rút, co cứng ở khu vực quai hàm.

– Áp dụng lột lối sống lành mạnh, giảm căng thẳng, mệt mỏi, stress

Bên cạnh đó, người bệnh cần theo dõi tình trạng bệnh tại nhà. Nếu có dấu hiệu đau ở quai hàm, khó ăn, khó vận động cơ hàm thì cần đi kiểm tra ngay.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top