Sưng vòm miệng là gì?

Triệu chứng

Đi kèm với sưng vòm miệng, bạn có thể xuất hiện các triệu chứng khác. Những triệu chứng này có thể khiến bạn phải đến gặp bác sĩ và chính là cơ sở để chẩn đoán bệnh:

Đau

Ở một số trường hợp, đau sẽ đi kèm với sưng vòm miệng. Những bệnh có thể gây đau nhiều như ung thư miệng, bệnh gan do rượu, viêm gan…

Khô miệng

Khô miệng là rối loạn thường gặp và có thể chỉ ra một số vấn đề. Khô miệng có thể là một triệu chứng của tắc nghẽn tuyến nước bọt, chấn thương, bỏng do thức ăn nóng hoặc chất lỏng. Uống rượu có thể làm bạn mất nước, gây ra khô miệng và sưng vòm miệng.

Loét hoặc bọng nước

Viêm loét miệng hoặc vết loét lạnh gây ra những nốt nhỏ. Khi chúng phát triển lớn dần có thể gây ra kích thích và đau.

Co rút cơ

Khi nồng độ điện giải trong cơ thể tụt xuống quá thấp, bạn có thể chị co rút cơ, chuột rút. Duy trì nồng độ phù hợp những chất khoáng khác nhau sẽ giúp bạn tránh những triệu chứng của mất nước hoặc thừa nước.

 

Nguyên nhân

Một số nguyên nhân gây sưng vòm miệng của bạn có thể dễ dàng nhận thấy:

Chấn thương

  • Ăn những thức ăn quá nóng làm bỏng da ở vòm miệng của bạn. Nó có thể gây ra những nốt phỏng nước hoặc bọng ở vùng da bị bỏng.
  • Ăn thức ăn cứng, ví dụ như bánh mì khô, kẹo cứng hoặc những trái cây và rau củ rắn có thể làm vòm miệng của bạn bị đau
  • Những vết xước ở vòm miệng có thể dẫn đến sưng và viêm.

Loét miệng

Trước khi trở thành những nốt phỏng nước, các vết loét miệng có thể gây sưng vòm miệng của bạn. Căng thẳng và sự thay đổi hóc-môn có thể gây ra các vết loét này. Nhiều vết loét có thể phát triển ở má hoặc lợi gần răng nhưng nó cũng rất hay gặp ở vòm miệng.

Mất cân bằng điện giải

Điện giải là những chất khoáng trong dịch cơ thể, máu và nước tiểu. Duy trì nồng độ điện giải phù hợp là rất quan trọng đối với các chức năng của cơ thể. Khi nồng độ điện giải của bạn quá thấp hoặc quá cao, bạn có thể xuất hiện nhiều triệu chứng, trong đó có sưng vòm miệng.

Uống rượu

Những người uống nhiều rượu và còn vị rượu trong miệng vào ngày hôm sau có thể thấy sưng hoặc khó chịu ở vòm miệng. Đó là bởi vì rượu kích thích cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn, khiến bạn bị mất nước. Mất nước có thể gây khô miệng và khô miệng nhiều sẽ dẫn đến sưng hoặc căng vòm miệng.

Ung thư miệng và những bệnh lí nghiêm trọng khác

Trong những trường hợp hiếm gặp, sưng vòm miệng có thể là một triệu chứng cảu vấn đề sức khỏe nghiêm trọng, ví dụ như ung thư miệng. Sưng vòm miệng kèm theo căng tức bụng, đó có thể là dấu hiệu của viêm gan.

 

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Nguyên nhân của sưng vòm miệng có thể dễ dàng được xác định, ví dụ như do uống cà phê nóng, bạn không cần đến gặp bác sĩ. Vết bỏng nhẹ có thể tự lành lại theo thời gian.

Một số người sẽ cần được điều trị sưng vòm miệng. Hãy tự đặt ra các câu hỏi dưới đây nếu bạn đang phân vân không biết có nên đi khám bác sĩ không:

  • Mức độ đau của bạn như thế nào? Nếu sưng và đau không hết khi sử dụng các thuốc không kê đơn, bạn có thể cần đến gặp bác sĩ.
  • Chỗ sưng trở nên tệ hơn, vẫn thế hay co lại? Nếu chỗ sưng không giảm đi sau 1 tuần, bạn nên đến gặp bác sĩ.
  • Những triệu chứng khác của bạn là gì? Nếu bạn xuất hiện một số triệu chứng khác, bạn có thể cần đến khám bác sĩ sơm. Càng được chẩn đoán sớm thì điều trị càng nhanh.

 

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ khám miệng của bạn để xác định tổn thương.

Nếu bác sĩ không chắc chắn hoặc các triệu chứng của bạn đã kéo dài hơn 1 tuần, bạn có thể sẽ được cạo các tế bào ở vòm miệng để soi dưới kính hiển vi.

 

Điều trị

Điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân khiến vòm miệng của bạn bị sưng

Chấn thương

Nếu bạn bị bỏng vòm miệng, hãy súc miệng bằng nước lạnh ngay lập tức. Nếu bạn có các bọng nước đau, bạn cần liên lạc với bác sĩ. Kem bôi tại chỗ có thể cần được sử dụng ở những vùng bị bỏng nặng.

Mất cân bằng điện giải

Nếu bạn bị mất nước, uống thêm nước có thể giúp bạn bù dịch. Trong những trường hợp mất nước nặng, bạn có thể cần điều trị cấp cứu.

Vết loét hoặc mụn nước

Loét miệng thường tự khỏi sau 7-10 ngày. Trong thời gian này, các thuốc bôi không kê đơn có thể giúp bạn giảm sưng và đau.

Ung thư

Nếu ung thư là nguyên nhân gây ra các triệu chứng của bạn, bác sĩ sẽ giới thiệu bạn đến chuyên khao ung thư. Có nhiều lựa chọn điều trị khác nhau, bao gồm phẫu thuật, hóa trị, xạ trị.

 

Tiên lượng

Trong nhiều trường hợp, đau hoặc viêm sẽ tự hết. Những nguyên nhân nghiêm trọng gây sưng vòm miệng thường hiếm gặp, ví dụ như ung thư.

Nó có thể khiến bạn dễ bị kích thích vùng da ở vòm miệng. Khi bình phục, hãy nhớ tránh ăn những thức ăn cứng hoặc quá nóng ngay để da có thời gian lành lại.

Nếu sưng không hết trong vòng 5-7 ngày, bạn nên đến gặp bác sĩ.

 

Phòng bệnh

Không thể phòng ngừa được tất cả các nguyên nhân gây sưng vòm miệng nhưng hãy chú ý những vấn đề sau:

Không ăn thức ăn quá nóng

Tránh ăn những miếng pizza hoặc uống cà phê quá nóng. Chúng có thể làm bỏng da của bạn.

Nhai kĩ

Những thức ăn cứng không chỉ khiến bạn đau răng mà chúng còn có thể gây tổn thương lợi và da ở vòm miệng. Hãy cắn những miếng nhỏ và nhai kĩ.

Tránh căng thẳng

Loét miệng có thể dễ xuất hiện hơn khi bạn gặp nhiều căng thẳng. Hãy thực hiện các biện pháp để giảm căng thẳng như tập luyện, thiền và hít thở sâu. Nếu bạn cần thêm sự giúp đỡ để kiểm soát căng thẳng, hãy đến gặp các chuyên gia trị liệu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top