Thế nào là răng nhạy cảm?

Hiệp hội Răng hàm mặt Hoa Kỳ mô tả tình trạng răng nhạy cảm là một cảm giác bất ngờ gây ra bởi một tác nhân kích thích, ví dụ như kích thích nóng hoặc lạnh vào phần ngà răng (lớp răng nằm ngay dưới phần men răng cứng, màu trắng). Khi ngà răng bị mất đi lớp bảo vệ, các dây thần kinh bên trong răng sẽ mất đi lớp đệm. Do vậy, các dây thần kinh này sẽ phản ứng lại với các kích thích, gây ra cảm giác đau.

Tình trạng răng nhạy cảm rất phổ biến. Cứ 8 người sẽ có 1 người mắc phải tình trạng răng nhạy cảm, theo một nghiên cứu xuất bản tháng 3 năm 2013 trên tạp chí của Hiệp hội Răng hàm mặt Hoa Kỳ.

Xác định nguyên có nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm

Mặc dù tình trạng răng nhạy cảm có thể ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, tuy nhiên, nữ giới và người trưởng thành 18-44 tuổi bị tụt lợi thường sẽ gặp phải tình trạng này hơn.

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng răng nhạy cảm và trong số đó, có một số nguyên nhân chỉ có nha sỹ mới phát hiện ra được. Điểm chung của các tình trạng này là đều do mất đi lớp bảo vệ ngà răng. Các nguyên nhân chủ yếu bao gồm:

  • Chế độ ăn: Ăn các loại đồ ăn cứng hoặc đồ ăn giàu acid có thể làm hỏng răng của bạn. Nước ép trái cây, trái cây họ cam quýt và đồ uống thể thao là những loại đồ ăn có thể gây ra tình trạng răng nhạy cảm.
  • Nhai đá: Nếu bạn nhai đá, thì bạn nên cân nhắc đến việc từ bỏ thói quen này vì đá có thể sẽ làm nứt men răng hoặc sẽ làm mỏng dần lớp men răng theo thời gian.
  • Làm trắng răng: Tình trạng răng nhạy cảm có thể là tác dụng không mong muốn tạm thời của các biện pháp làm trắng răng, nhưng đó cũng có thể là hậu quả của việc lạm dụng các sản phẩm làm trắng răng. Bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc phải tình trạng răng nhạy cảm bằng cách trao đổi với nha sỹ và tuân theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất các sản phẩm làm trắng răng.
  • Sâu răng: Kể cả một lỗ sâu răng nhỏ cũng có thể khiến phần ngà răng bị lộ ra và gây ra tình trạng răng nhạy cảm. Trong trường hợp này, hàn răng có thể sẽ giúp ích cho bạn.
  • Các vấn đề về lợi: bàn chải đánh răng mòn, phẫu thuật, dùng chỉ nha khoa sai cách và các bệnh về lợi cũng có thể dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm liên quan đến lợi. Ở người cao tuổi, lợi bị tụt vào cũng có thể làm nặng thêm tình trạng răng nhạy cảm.
  • Răng thưa: Nếu bạn gặp phải tình trạng răng nhạy cảm khi bạn cắn thứ gì đó, thì có thể là do răng bạn bị thưa. Tình trạng này cần phải đến gặp nha sỹ ngay.

  • Các thủ thuật răng hàm mặt: Bạn có thể mắc phải tình trạng răng nhạy cảm tạm thời sau khi bạn tiến hành các thủ thuật về răng hàm mặt. Sau vài tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện nhưng nếu tình trạng răng nhạy cảm kéo dài, bạn nên báo cho nha sỹ.
  • Các rối loạn liên quan đến ăn uống hoặc tiêu hóa: Thường xuyên nôn mửa có liên quan đến tình trạng ăn uống vô độ có thể dẫn đến tình trạng acid dạ dày trào ngược lên và làm hỏng bề mặt răng.
  • Viêm xoang: Viêm xoang cũng có thể dẫn đến tìnht rạng đau răng vì làm tăng áp lực xoang và tình trạng sưng ở xoang. Nếu bạn bị đau răng nhiều hơn khi bạn nằm và kê cao đầu, thì đó có thể là do tình trạng viêm xoang.
  • Mang thai: Mang thai không phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra tình trạng răng nhạy cảm nhưng sự thay đổi hormone có thể gây ảnh hưởng đến lợi, từ đó dẫn đến tình trạng khó chịu hoặc đau.
  • Thời tiết lạnh: Không khí lạnh đi qua miệng có thể là một tác nhân kích thích và gây ra tình trạng răng nhạy cảm.
  • Căng thẳng: Căng thẳng có thể dẫn đến tình trạng tổn thương răng nếu bạn có thói quen nghiến răng khi căng thẳng. Nghiến răng lâu ngày có thể sẽ dẫn đến tình trạng răng nhạy cảm. Thông thường, nghiến răng sẽ xảy ra trong khi bạn ngủ, do vậy, bạn sẽ không ý thức được điều này. Nghiến răng có thể sẽ gây ra rất nhiều vấn đề, từ tổn thương răng cho tới đau đầu hoặc các rối loạn về thính giác.

Với các nguyên nhân ở trên, việc trao đổi với bác sỹ là vô cùng quan trọng, vừa để tìm ra nguyên nhân, vừa để giải quyết tình trạng răng nhạy cảm. Các biện pháp điều trị răng nhạy cảm phổ biến bao gồm dùng thuốc không cần kê đơn, hoặc dùng kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top