1. Amidan là gì? Viêm Amidan xảy ra khi nào?
Amidan là một tổ chức bạch huyết nằm ở khu vực ngã tư hầu họng, có chức năng như một hàng rào hô hấp, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus tấn công từ bên ngoài vào trong họng. Amidan bao gồm 6 khối: 1 Amidan vòm, 2 Amidan vòi, 2 Amidan khẩu cái và 1 Amidan lưỡi. Amidan khẩu cái là loại lớn nhất và cũng dễ bị viêm nhất.
Viêm Amidan xảy ra khi một lượng lớn vi khuẩn, virus xâm nhập vào cơ thể tuy nhiên Amidan không phản ứng kịp để tạo ra kháng thể, dẫn đến Amidan dần suy yếu và bị bao vây. Lúc này, Amidan không những mất đi chức năng là hàng rào bảo vệ cơ thể còn là “mái nhà mới” cho vi khuẩn trú ngụ và gây bệnh. Viêm Amidan bao gồm 2 loại: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính.
Trong 6 loại Amidan, Amidan khẩu cái là loại lớn nhất và cũng dễ bị viêm nhất
2. Nguyên nhân viêm Amidan
– Nguyên nhân lớn nhất gây ra viêm Amidan chính là do vi khuẩn và virus gây nên.
– Người bị suy giảm hệ miễn dịch bị nhiễm nấm.
– Vệ sinh răng miệng kém, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây bệnh.
– Môi trường sống ô nhiễm, khói bụi và có nhiều hoá chất độc hại.
– Cơ thể không được giữ ấm đúng cách và không kịp phản ứng khi thời tiết thay đổi.
– Thường xuyên ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh gây tổn thương cho vùng hầu họng.
– Bị mắc một số bệnh lý liên quan đến vùng tai mũi họng nhưng không điều trị triệt để dẫn tới ảnh hưởng đến Amidan và gây viêm.
3. Triệu chứng của viêm Amidan
3.1 Viêm Amidan cấp tính
– Có hiện tượng sốt cao, có thể lên tới 39 độ.
– Cơ thể bị rét run lên và ớn lạnh.
– Vùng cổ có bị đau, khô rát, khó chịu, đặc biệt khi nuốt thức ăn.
– Cơ thể mệt mỏi và bị đau, nhất là đầu và các cơ khớp.
– Vùng cổ có hạch nổi lên sưng lên và mềm.
– Miệng có mùi hôi khó chịu do ổ viêm Amidan gây ra.
– Táo bón, tiểu tiện ít và có màu đậm.
– Đối với trẻ nhỏ, trẻ có thể bị nôn ói, bỏ bủ, chán ăn hoặc ngủ kém.
3.2 Viêm Amidan mạn tính
Viêm Amidan mạn tính là tình trạng viêm Amidan bị tái đi tái lại nhiều lần. Ngoài những triệu chứng viêm Amidan cấp tính kể trên, viêm Amidan mạn tính sẽ có thêm những triệu chứng sau:
– Thể trạng gầy yếu, xanh xao và thường ngây ngấy sốt về tầm chiều.
– Khi nuốt sẽ có cảm giác vướng ở cổ họng.
– Bị ho khan thành từng cơn, đặc biệt vào buổi sáng khi mới ngủ dậy.
– Cổ họng bị đau rát, giọng nói bị thay đổi.
– Hơi thở có mùi hôi do Amidan bị viêm nhiễm và có nhiều hốc mủ.
– Khò khè, ngủ ngáy to và có thể bị ngưng thở khi ngủ.
4. Cách điều trị viêm Amidan
4.1 Cách điều trị Amidan cấp tính
Với những trường hợp viêm Amidan ở giai đoạn đầu và được thăm khám, phát hiện ra sớm thì chỉ cần điều trị bằng thuốc. Tuỳ vào nguyên nhân gây viêm Amidan, bệnh nhân có thể được chỉ định điều trị bằng kháng sinh hoặc các loại thuốc điều trị làm giảm triệu chứng.
4.2 Cách điều trị Amidan mạn tính
Với những trường hợp viêm Amidan mạn tính, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện phẫu thuật cắt Amidan để loại bỏ hoàn toàn ổ viêm và chấm dứt hoàn toàn triệu chứng. Hiện nay, phương pháp được sử dụng ở hầu hết các cơ sở y tế uy tín là phương pháp Plasma Plus với những ưu điểm:
– Có nguồn gốc từ Mỹ, một trong những quốc gia đứng đầu về y tế hiện đại.
– Không gây chảy máu, không đau đớn và không biến chứng.
– Có chức năng hàn mạch máu siêu nhỏ chỉ dưới 1mm ngay trong khi ca phẫu thuật đang tiến hành, giúp hạn chế tối đa khả năng chảy máu.
– Lưỡi dao chỉ được dùng 1 lần duy nhất và có cơ chế tự huỷ khi ca mổ kết thúc, không được tái sử dụng cho lần sau.
– Khu vực mô lân cận sẽ không bị tổn thương hay ảnh hưởng.
– Được triệt trùng sạch sẽ và ngăn chặn hoàn toàn khả năng nhiễm trùng khi thực hiện.
– Một ca phẫu thuật cắt Amidan chỉ diễn ra trong vòng 30 – 45 phút, nhanh hơn nhiều so với các phương pháp trước đây.
– Bệnh nhân chỉ cần lưu viện trong vòng 24h và nhanh chóng quanh trở lại với công việc và học tập.
– Có hiệu quả kinh tế cao, giúp người bệnh tiết kiệm được thời gian cũng như công sức.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh