✴️ Tìm hiểu ngay: Viêm xoang sàng có điều trị được không?

1. Khái quát về bệnh viêm xoang sàng

Xoang sàng là một hệ thống gồm 4 hốc xoang nằm bên trên hốc mũi, ngay dưới trán, và giữa hai hốc mắt. Các hốc xoang sàng được ngăn cách với nhau và ngăn cách với ổ mắt bởi một phiến xương giấy (phiến xương cực mỏng).

Giống như các loại viêm xoang khác, viêm xoang sàng là tình trạng một hoặc các hốc xoang sàng bị nhiễm trùng, khiến lớp niêm mạc tại các hốc xoang bị tổn thương.

Dựa theo vị trí giải phẫu, các nhà nghiên cứu chia bệnh  thành 2 thể nhỏ, bao gồm:

– Viêm xoang sàng trước: Là tình trạng viêm nhiễm diễn ra ở hốc xoang nằm ngay giữa xoang mũi và xoang trán, hốc mũi và hốc mắt. Tình trạng này gây ra sự ứ đọng, tắc nghẽn dịch tiết hô hấp bên trong mũi. Vì thế, khi gặp phải tình trạng này, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, ngạt mũi, khó thở, thậm chí là điếc mũi.

– Viêm xoang sàng sau: Là tình trạng viêm nhiễm diễn ra ở hốc xoang nằm phía sau gáy, sau hốc xoang sàng trước. Tình trạng này gây ra sự ứ đọng dịch tiết hô hấp ở dưới dọng. Vì thế, người bệnh sẽ có cảm giác vướng mắc ở cổ họng, thường có phản xạ muốn ho, khạc nhổ.

Viêm xoang sàng là tình trạng một hoặc các hốc xoang sàng bị nhiễm trùng, khiến lớp niêm mạc tại các hốc xoang bị tổn thương.

Viêm xoang sàng là tình trạng một hoặc các hốc xoang sàng bị nhiễm trùng, khiến lớp niêm mạc tại các hốc xoang bị tổn thương.

 

2. Các yếu tố gây bệnh

Bởi đây cũng là một thể nhiễm trùng nên sự khởi phát của bệnh chính là từ sự xâm nhập và tấn công mạnh mẽ của các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm men… Ngoài ra, có một số yếu tố không phải nguyên nhân nhưng lại tạo điều kiện và làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

 

2.1. Các yếu tố chủ quan gây viêm xoang sàng

– Suy giảm suy giảm miễn dịch: Trên thực tế, bệnh viêm xoang nói chung và viêm xoang sàng nói riêng thường xảy ra phần lớn ở những người bị suy giảm miễn dịch hoặc đề kháng. Cụ thể, những đối tượng dễ mắc bệnh thường là trẻ nhỏ, những người mắc bệnh mạn tính, phụ nữ mang bầu và người già…

– Hốc xoang có cấu trúc bất thường: Những người có cấu trúc vách ngăn mũi bất thường (lệch, vẹo, có gờ…) hoặc hốc xoang nhỏ, hẹp, có polyp… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Bởi đây chính là tác nhân khiến cho dịch nhầy hô hấp và các mảng bám dễ tích tụ. Từ đó, các loại vi sinh vật gây bệnh được tạo điều kiện để sinh sôi và hoạt động mạnh mẽ hơn.

– Có tiền sử đã từng mắc các bệnh về đường hô hấp như viêm mũi, viêm amidan, viêm họng…: Bởi vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh viêm nhiễm đường hô hấp có thể lây lan, xâm nhập vào các hốc xoang, gây viêm xoang, trong đó có cả xoang sáng.

Những người có cấu trúc vách ngăn mũi bất thường (lệch, vẹo, có gờ...) hoặc hốc xoang nhỏ, hẹp, có polyp... thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Những người có cấu trúc vách ngăn mũi bất thường (lệch, vẹo, có gờ…) hoặc hốc xoang nhỏ, hẹp, có polyp… thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

 

2.2. Các yếu tố khách quan

– Thay đổi thời tiết đột ngột: Thời điểm giao mùa hay những ngày thay đổi thời tiết đột ngột khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể không kịp thích nghi. Chính vì thế, các tác nhân gây bệnh “nhân cơ hội” này liền tấn công niêm mạc mũi và các hốc xoang.

– Ô nhiễm môi trường: Khói bụi, khí thải và các loại vi sinh vật có trong không khí sẽ nhanh chóng xâm nhập, tấn công ồ ạt niêm mạc hô hấp, làm tăng nguy cơ viêm xoang.

 

3. Viêm xoang sàng có những triệu chứng điển hình nào?

Người bệnh bị viêm nhiễm xoang sàng thường có những triệu chứng điển hình sau:

– Cảm giác đau nhức âm ỉ ở các vùng: Đỉnh đầu, hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, gần trán, trên sống mũi và sau gáy…

– Suy giảm thị lực, mắt mờ… để lâu có nguy cơ bị mất thị lực vĩnh viễn;

– Choáng váng, ù tai;

– Cổ họng có nhiều đờm gây ngứa họng, vướng họng, khó thở hoặc thở khò khè, muốn ho để khạc nhổ;

– Miệng hôi: Nguyên nhân là do dịch viêm xoang tích tụ lâu, tràn xuống cổ họng khiến hơi thở có mùi.

Người bệnh bị viêm nhiễm xoang sàng thường có những triệu chứng điển hình như đau nhức âm ỉ ở các vùng: Đỉnh đầu, hai bên thái dương...

Người bệnh bị viêm nhiễm xoang sàng thường có những triệu chứng điển hình như đau nhức âm ỉ ở các vùng: Đỉnh đầu, hai bên thái dương…

 

4. Biến chứng và các cách điều trị bệnh phổ biến

4.1. Các biến chứng thường gặp của viêm xoang sàng

Mới đầu, bệnh sẽ khởi phát với những triệu chứng cấp tính. Tuy nhiên, nếu người bệnh coi nhẹ, không can thiệp điều trị kịp thời và dứt điểm, bệnh sẽ nhanh chóng chuyển thành mạn tính. Khi này, bệnh không chỉ khó điều trị mà còn tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm như:

– Biến chứng ở ổ mắt: Đau nhức mắt, đỏ mắt, viêm và sưng mí mắt, áp xe nhãn cầu, viêm dây thần kinh thị giác, suy giảm thị lực, mờ mắt… đều là những biến chứng mà bệnh có thể gây ra. Nghiêm trọng nhất là biến chứng mất thị lực.

– Biến chứng ở hệ thống hô hấp: Ổ viêm từ xoang sàng có thể lây lan, gây viêm amidan, áp xe amidan, viêm mũi, viêm họng…

– Biến chứng ở tai: Biến chứng phổ biến nhất mà viêm xoang sàng có thể xảy ra ở tai là viêm tai giữa. Nếu để lâu, dịch mủ có thể gây áp lực lên màng nhĩ, làm thủng màng nhĩ và dẫn đến mất thính lực. Nghiêm trọng hơn, viêm tai giữa nặng còn gây ra viêm não, đặc biệt nguy hiểm với tính mạng.

 

4.2. Các phương pháp nội khoa

Nếu người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng, mau chóng đến gặp bác sĩ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp nội khoa.

– Dùng thuốc đặc trị để loại bỏ triệt để các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, các loại nấm…

– Dùng thuốc làm tăng cường hệ miễn dịch, ngăn bệnh tái phát;

– Xông mũi với tinh dầu để giúp mũi thông thoáng, làm dịu cơn đau nhức;

– Làm sạch khoang mũi và các hốc xoang bằng dung dịch nước muối sinh lý để diệt khuẩn;

Chú ý: Một số loại thuốc đặc trị có thể đem lại tác dụng phụ cho người bệnh. Vì thế, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ, tuyệt đối không tự ý dùng thuốc điều trị để tránh những tác dụng phụ không mong muốn.

Nếu người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng, mau chóng đến gặp bác sĩ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp nội khoa.

Nếu người bệnh phát hiện sớm các triệu chứng, mau chóng đến gặp bác sĩ thì chỉ cần áp dụng các biện pháp nội khoa.

 

4.3. Phương pháp ngoại khoa

Trong những trường hợp bệnh đã trở nặng hoặc bệnh không đáp ứng phương pháp nội khoa, bác sĩ sẽ cân nhắc và chỉ định phẫu thuật. Phương pháp ngoại khoa phổ biến nhất hiện nay chính là phẫu thuật nội soi bởi những ưu điểm vượt trội sau:

– Trang thiết bị hiện đại giúp thao tác của bác sĩ chính xác và hiệu quả hơn;

– Không rạch da, không để lại sẹo, đảm bảo tính thẩm mỹ;

– Hạn chế chảy máu, tiết kiệm thời gian thực hiện phẫu thuật và hậu phẫu;

– Giảm thiểu nhiều nhất các biến chứng và nguy cơ tái phát;

– Có thể kết hợp với phẫu thuật chỉnh hình (đối với những người bệnh gặp bất thường về cấu trúc mũi);

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top