Viêm họng dị ứng (hay viêm họng kích ứng) là tình trạng viêm niêm mạc hầu họng do phản ứng quá mẫn với các dị nguyên từ môi trường ngoài như phấn hoa, bụi, nấm mốc, thực phẩm hoặc thuốc. Bệnh thường gặp ở người có cơ địa dị ứng và gia tăng theo mùa hoặc khi có sự thay đổi thời tiết.
Không giống viêm họng do virus hoặc vi khuẩn, viêm họng dị ứng thường không gây sốt và có tính chất tái phát mạn tính nếu không được kiểm soát tốt các yếu tố dị nguyên.
Viêm họng dị ứng là tình trạng niêm mạc họng bị kích thích và tác động bởi các dị nguyên ở bên ngoài môi trường
Nguyên nhân chủ yếu là do phản ứng miễn dịch bất thường với các dị nguyên, làm tăng tiết histamine và các chất trung gian hóa học gây viêm niêm mạc họng. Một số tác nhân thường gặp:
Chảy dịch mũi sau do viêm mũi dị ứng.
Thay đổi thời tiết đột ngột, nhất là vào mùa xuân, thu.
Phấn hoa, bụi nhà, lông động vật, nấm mốc trong không khí.
Khói thuốc lá (kể cả hút thụ động).
Thực phẩm gây dị ứng (hải sản, sữa, đậu nành…).
Thuốc: Một số thuốc có thể gây dị ứng như NSAIDs, kháng sinh, thuốc huyết áp.
Cơ địa dị ứng, bệnh nền như viêm mũi dị ứng, hen phế quản.
Các biểu hiện đặc trưng của viêm họng dị ứng thường bao gồm:
Ngứa họng, khô họng, cảm giác khó chịu kéo dài.
Ho khan, ho từng cơn, không đờm.
Hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi đi kèm viêm mũi dị ứng.
Khàn tiếng, khó phát âm nếu kéo dài.
Thở khò khè, thở khó trong những trường hợp nặng.
Ngứa mắt, đỏ mắt (liên quan đến viêm kết mạc dị ứng).
Trong trường hợp phản vệ do dị ứng thức ăn hoặc thuốc, có thể thấy:
Đau rát họng dữ dội, sưng nề họng nhanh chóng.
Khó thở, bứt rứt, tụt huyết áp → cần cấp cứu khẩn cấp.
Ở hầu hết người bệnh viêm họng dị ứng đều xuất hiện một số biểu hiện đặc trưng như: Hắt hơi liên tục, sổ mũi, ho…
Quan sát họng có thể thấy niêm mạc đỏ, phù nề nhẹ, không có mủ.
Có thể kèm viêm mũi dị ứng, viêm kết mạc dị ứng.
Test dị ứng da, xét nghiệm IgE đặc hiệu giúp xác định dị nguyên.
Cấy dịch họng trong trường hợp cần phân biệt với nhiễm trùng.
Nội soi tai – mũi – họng khi nghi ngờ viêm mạn tính hoặc polyp mũi.
Loại bỏ hoặc tránh tiếp xúc với dị nguyên.
Điều trị triệu chứng và chống viêm.
Tăng cường miễn dịch, giảm tần suất tái phát.
Kháng histamine đường uống (cetirizine, loratadine, fexofenadine): giảm ngứa họng, hắt hơi.
Xịt mũi corticoid (mometasone, fluticasone): giảm viêm tại chỗ (nếu có viêm mũi dị ứng).
Thuốc giảm ho, làm dịu họng chứa menthol, glycerin, benzocaine.
Kháng sinh không cần thiết, trừ khi có bội nhiễm vi khuẩn.
Trường hợp phản vệ: Tiêm adrenalin ngay lập tức, phối hợp truyền dịch, corticoid, kháng histamine, và cấp cứu hô hấp.
Uống nhiều nước ấm: giúp giữ ẩm niêm mạc, làm loãng dịch tiết.
Súc họng nước muối sinh lý, rửa mũi bằng dung dịch xịt rửa chuyên dụng.
Không hút thuốc, tránh khói bụi, giữ ấm vùng mũi – họng.
Cách ly với dị nguyên: loại bỏ vật nuôi, giặt giũ thường xuyên, vệ sinh phòng ngủ.
Viêm họng dị ứng nếu kéo dài có thể dẫn đến:
Viêm mũi – xoang mạn tính.
Polyp mũi, tắc lỗ thông xoang.
Suy giảm chất lượng giấc ngủ, mệt mỏi kéo dài.
Tăng nguy cơ hen phế quản, đặc biệt ở trẻ nhỏ.
Viêm họng dị ứng là bệnh lý không nguy hiểm nhưng dễ tái phát và kéo dài, ảnh hưởng đến chất lượng sống nếu không được kiểm soát tốt. Việc xác định đúng nguyên nhân, điều trị đúng phác đồ và chủ động loại bỏ dị nguyên là chìa khóa kiểm soát hiệu quả bệnh.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh