✴️ Viêm họng đỏ dùng thuốc gì?

Viêm họng cấp tính là loại bệnh khá phổ biến, có thể xuất hiện riêng biệt, nhưng thường gặp xuất hiện với các bệnh: viêm VA, viêm amiđan, bệnh phát ban, cúm, sởi, bạch hầu, ho gà, vincent hoặc một số bệnh máu. Nguyên nhân có thể do virut (cúm, sởi) hay vi khuẩn (phế cầu, liên cầu hoặc các vi khuẩn khác sẵn có ở họng).

Khi bị viêm họng đỏ người bệnh thường có các triệu chứng như: sốt cao 390C- 400C, nhức đầu, đau mình, đau họng, ngạt tắc mũi hoặc chảy nước mũi nhày, ăn ngủ kém…

Bệnh diễn biến trong 3 – 4 ngày, nếu sức đề kháng tốt bệnh sẽ lui dần các triệu chứng trên sẽ mất đi rất nhanh. Nhưng nếu có bội nhiễm do liên cầu, tụ cầu, phế cầu dễ dẫn đến các biến chứng như viêm tai, viêm mũi hay viêm phế quản. Để điều trị bệnh viêm họng đỏ có thể dùng các thuốc sau: Dùng thuốc hạ sốt, giảm đau như: paracetamol, aspirin…

viêm họng đỏ

Cần chú ý đối với những người có tiền sử bị loét dạ dày tá tràng không nên dùng thuốc hạ sốt aspirrin (vì một trong những tác dụng phụ của aspirin là gây viêm loét dạ dày tá tràng). Chống đau họng bằng cách súc họng hàng ngày bằng các dung dịch: nước muối, dung dịch clorat kali 1% hoặc BBM; trẻ em bôi họng bằng glyxerin borat 5%. Dùng thuốc nhỏ mũi argyron 1% để chống xuất tiết mũi (nếu có) nhưng chỉ dùng tối đa 3 ngày. Có thể điều trị khí dung họng bằng kháng sinh phối hợp với corticoid. Trường hợp có bội nhiễm hoặc nguyên nhân do vi khuẩn dùng kháng sinh đường uống (toàn thân). Người bệnh cần được nghỉ ngơi, giữ ấm.

Để phòng bệnh không dùng chung khăn mặt, bát đĩa cốc chén với người bệnh. Nhỏ nước muối sinh lý hoặc nước tỏi pha loãng khi xung quanh có nhiều người viêm họng cấp tính. Cắt amiđan khi bị viêm tái phát nhiều lần.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top