Chuyên ngành và độ tuổi có thể là yếu tố đóng góp vào ý nghĩ tự sát của các bác sĩ

Nội dung

Chuyên ngành của một bác sĩ có thể là yếu tố góp phần vào việc người đó có ý định tự tử. Các bác sĩ chuyên ngành y học gia đình, sản phụ khoa và tâm thần học đã được báo cáo rằng tỷ lệ có ý định tự tử cao gấp đôi so với các bác sĩ chuyên ngành ung thư, thấp khớp và phổi, theo bài báo “Doctors' Burden: Medscape Physician Suicide Report 2023”.

Peter Yellowlees, bác sĩ, giáo sư tâm thần học và giám đốc chăm sóc sức khỏe tại UC Davis Health cho biết: “Các chuyên khoa có báo cáo về tỷ lệ các bác sĩ có ý định tự tử cao nhất cũng là những chuyên khoa thiếu bác sĩ nhiều nhất, dựa trên số liệu về tuyển dụng được đăng bởi các trang web tuyển dụng”.

Ông nói, các bác sĩ trong những chuyên khoa này phải làm việc quá sức, có thể dẫn đến kiệt sức. "Mặc dù kiệt sức không gây ra trầm cảm, nhưng nó có liên quan đến trầm cảm và ý định tự tử."

Ngoài ra còn có sự khác biệt về thế hệ giữa các bác sĩ có ý định tự tử. Các bác sĩ Thế hệ Gen Y (27-41 tuổi) và Gen X (42-56 tuổi) thường có nhiều người có ý định tự tử hơn là những bác sĩ thuộc Thế hệ Bùng nổ dân số (57-75 tuổi) và Thế hệ Im lặng (76-95 tuổi).

Yellowlees nói: “Các bác sĩ trẻ thường bị kiệt sức nhiều hơn – họ ít có khả năng kiểm soát cuộc sống của mình hơn và cảm thấy cuộc sống ít có ý nghĩa hơn so với các bác sĩ lớn tuổi, những người có thể làm những gì họ muốn.

Một người thuộc Thế hệ Gen Y đã nhận xét rằng việc phải trực điện thoại và yêu cầu phải ghi chép một cách chi tiết các biểu đồ trong Bệnh án điện tử đã khiến cô ấy kiệt sức. "Tôi trở nên thiếu kiên nhẫn hơn và dành ít thời gian và nỗ lực hơn để gặp bạn bè và gia đình của mình."

Một bác sĩ thuộc Thế hệ Im lặng cho biết: "Tôi đã nghỉ hưu một phần, tôi không nhận cuộc gọi, không làm việc vào cuối tuần, tôi cung cấp dịch vụ chăm sóc gây mê trong lĩnh vực chuyên môn đặc biệt của mình, tôi làm các công việc liên quan tới lâm sàng khoảng 46 ngày một năm. Cuộc sống của tôi rất tốt, đặc biệt là so với những đồng nghiệp trẻ hơn đang làm việc hơn 60 giờ một tuần với công việc buổi tối, công việc cuối tuần và nhận các cuộc gọi. Tôi thực sự cảm thấy tiếc cho họ."

Yellowlees cho biết khi những bạn trẻ bước vào trường y, họ thường khá khỏe mạnh, tỉ lệ bị trầm cảm và kiệt sức thấp. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỷ lệ kiệt sức và ý nghĩ tự tử tăng lên trong vòng 2 năm. “Điều đó phản ánh những gì xảy ra khi những người trẻ có lý tưởng bước vào một hệ thống với sức tàn phá khủng khiếp” ông nói.

Ai sẽ chịu trách nhiệm?

Những người Thế hệ Gen Y có tỉ lệ nhiều hơn gấp 3 lần so với những người thuộc Thế hệ Bùng nổ dân số khi nói rằng trường y hoặc tổ chức chăm sóc sức khỏe phải chịu trách nhiệm khi một sinh viên hoặc bác sĩ tự tử.

Yellowlees, một người thuộc Thế hệ Bùng nổ dân số, cho biết: “Các bác sĩ trẻ có thể mong đợi nhiều hơn từ những người chủ của họ so với thế hệ của tôi, chúng ta có thể thấy các chương trình nội trú đã có tổ chức Công đoàn.

Ông nói thêm: “Khi cá bác sĩ trẻ được các tổ chức chăm sóc sức khỏe tuyển dụng, họ cũng có thể có thêm nhiều nguồn lực hơn, chẳng hạn như các chương trình chăm sóc sức khỏe.”

Ông nói, các bác sĩ trẻ cũng tập trung nhiều vào sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống hơn so với các bác sĩ lớn tuổi, bao gồm cả thời gian nghỉ ngơi và những sở thích riêng. "Họ lý trí hơn nhiều về niềm tin và mong đợi nói chung họ so với thế hệ cũ."

Bác sĩ thường tâm sự với ai

Gần 60% các bác sĩ có ý định tự tử được khảo sát cho biết họ tâm sự với một chuyên gia hoặc người mà họ biết. Nam giới có tỉ lệ tới gặp nhà trị liệu gần như tương đương so với nữ giới (38%), trong khi nam giới có thường tâm sự với các thành viên trong gia đình thì phụ nữ thường tâm sự với đồng nghiệp nhiều hơn một chút.

"Điều thú vị là phụ nữ tích cực hơn trong việc tìm kiếm sự hỗ trợ tại nơi làm việc - họ thường phát triển một mạng lưới đồng nghiệp để hỗ trợ nhau trong công việc và là người mà họ có thể tâm sự," Yellowlees nói.

Ông nhấn mạnh rằng 40% các bác sĩ cho biết họ không tâm sự với ai khi có ý định tự tử. Trong số đó, chỉ hơn một nửa cho biết họ có thể tự xử lý mà không cần sự trợ giúp của chuyên gia.

Một bác sĩ được hỏi đã nói rằng: "Đó chỉ là một suy nghĩ; tôi thực sự sẽ không làm gì cả." Một người khác cho biết: "Các chuyên gia sức khỏe tâm thần không thể giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề."

Nhiều bác sĩ lo ngại về những nguy cơ khi tiết lộ thông tin cho hội đồng y tế của họ (42%); họ cho rằng điều này sẽ được đưa vào hồ sơ bảo hiểm của họ (33%); và đồng nghiệp của họ sẽ phát hiện ra (25%), theo báo cáo.

Một người khác cho biết: "Tôi không tin các bác sĩ sẽ giữ bí mật về điều này."

Một rào cản khác mà các bác sĩ đề cập là thiếu thời gian để tìm kiếm sự giúp đỡ. Một người nói rằng: "Tôi không có thời gian, tôi không biết khi nào tôi có thể dành được một giờ để nghe tư vấn?"

Theo Christine Lehmann, Thạc sĩ Văn chương/xã hội, là nhà văn và biên tập viên kinh nghiệm của Medscape Business of Medicine có trụ sở tại Đặc khu Columbia. Cô có các bài đăng trên các tạp chí WebMD NewsPsychiatric News và The Washington Post.

return to top