Đau đầu là một triệu chứng thần kinh phổ biến với ước tính khoảng 91,3 % người mắc trong đời.
Đa số bệnh nhân đều tự mua thuốc giảm đau đầu ở những nhà thuốc địa phương mà không tham khảo lời khuyên của bác sĩ có chuyên môn.
Đau đầu có thể được chia thành hai loại phổ biến là đau đầu nguyên phát phát và đau đầu thứ phát.
Đau đầu kiểu căng thẳng (Tension-type), đau nửa đầu (migraine) và đau đầu tự chủ dây tam thoa (trigeminal autonomic cephalalgias – TACs) là các loại đau đầu nguyên phát phổ biến hơn cả (xem Bảng 1). Các bệnh nhân đau đầu nguyên phát sẽ vẫn có những đặc điểm lâm sàng bình thường và không có tổn thương về cấu trúc trên hình ảnh [5]. Ngược lại, đau đầu thứ phát sẽ có nguyên nhân cơ bản.
Bảng 1: Đặc điểm của chứng đau đầu nguyên phát
Đau đầu kiểu căng thẳng là loại nguyên phát phổ biến nhất. Nó thường không được điều trị dứt điểm, kéo dài từ 30 phút đến 7 ngày. Đau nửa đầu và đau đầu kiểu căng thẳng đang ảnh hưởng tới 2,6 tỷ người trên toàn cầu.
Có 4 dạng đau đầu tự chủ dây tam thoa, được phân biệt bởi thời gian phát bệnh và đáp ứng điều trị (xem Bảng 2).
Bảng 2: Đặc điểm của đau đầu tự chủ dây tam thoa
(*): SUNCT/SUNA = Đau đầu do đau thần kinh một bên, thời gian ngắn, kèm xung huyết kết mạc và chảy nước mắt/ Đau đầu do đau thần kinh một bên, thời gian ngắn kèm triệu chứng thần kinh thực vật sọ não
Đau nửa đầu kịch phát và SUNCT/SUNA đều rất hiếm gặp.
Sự hiện diện của một bệnh lý khác là biểu hiện của đau đầu thứ phát. Điều này có thể mang tính cục bộ (như cấu trúc nội sọ/mặt) hoặc có nguồn gốc từ bệnh toàn thân. Các bệnh lí bao gồm xuất huyết dưới nhện, nhiễm trùng hệ thần kinh trung ương, u não và viêm động mạch tế bào khổng lồ. Tuy nhiên, nó ít xảy ra, chiếm khoảng 2% người bị đau đầu. Không có đặc điểm lâm sàng chỉ ra rằng có khả năng là do nguyên nhân thứ phát hơn là các nguyên nhân khác.
Có bốn biểu hiện của đau đầu thứ phát:
Tiền sử bệnh là cần thiết để chẩn đoán đau đầu. SOCRATES là cách ghi nhớ phổ biết có thể được sử dụng như một cấu trúc để hỗ trợ ghi nhận tiền sử bệnh, tuy nhiên, đây chỉ là gợi ý, không hoàn toàn là “tiêu chuẩn vàng” trong bệnh sử.
Những bệnh nhân có triệu chứng sau đây nên được xem xét kiểm tra y tế:
Nếu một cơn đau đầu mới xuất hiện nhiều ngày đến nhiều tuần và không xuất hiện theo từng đợt được xem như là một triệu chứng báo động. Bệnh nhân được khuyên nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra thêm, vì điều này có thể chỉ ra sự hiện diện của một tổn thương chiếm không gian não, chẳng hạn như một khối u não.
Mục đích của việc kiểm soát là để làm giảm mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng và giảm suy giảm chức năng, hơn là mục đích chấm dứt hoàn toàn cơn đau.
Liệu pháp trị đau nửa đầu có nhiều khía cạnh, bao gồm liệu pháp cấp tính dùng thuốc giảm đau cơ bản và thuốc nhóm triptan. Nó được giải quyết tốt nhất thông qua tiếp cận phân tầng dựa trên mức độ nghiêm trọng của cơn đau đầu.
Bệnh nhân cần được hướng dẫn cách sử dụng thuốc giảm đau đúng cách trong đợt cấp tính để tránh gây đau đầu do lạm dụng thuốc.
Có các nguyên tắc hướng dẫn sau:
Tiền sử dùng thuốc: Xác định xem bệnh nhân đã sử dụng loại thuốc nào và loại thuốc nào họ cho là hiệu quả. Điều này giúp xác định những bệnh nhân có nguy cơ lạm dụng thuốc.
Tiền sử bệnh trong quá khứ: Một số bệnh đi kèm như tiền sử bệnh tim thiếu máu cục bộ, đột quỵ, nhồi máu cơ tim và tăng huyết áp mức độ nghiêm trọng, là chống chỉ định điều trị bằng triptan.
Giáo dục: Nhấn mạnh với bệnh nhân rằng chứng đau đầu nguyên phát có thể được kiểm soát hiệu quả với phương pháp điều trị phù hợp. Đảm bảo với họ rằng không có nguyên nhân nghiêm trọng, giải thích nguồn căn tự nhiên của tình trạng bệnh và trao quyền để bệnh nhân tự kiểm soát tình trạng của họ.
Kỳ vọng: Nhấn mạnh rằng mục đích của điều trị là giảm mức độ nghiêm trọng và suy giảm chức năng chứ không phải là chấm dứt hoàn toàn cơn đau đầu.
https://pharmaceutical-journal.com/article/ld/headache-recognition-and-management
Headache: a visual guide – The Pharmaceutical Journal (pharmaceutical-journal.com)
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh