✴️ Điều trị hoá chất và xạ trị đồng thời

Nội dung

ĐẠI CƯƠNG

Xu hướng điều trị bệnh ung thư ngày nay là phối hợp nhiều phương pháp nhằm cải thiện kết quả điều trị. Kết hợp hoá chất và xạ trị đã được áp dụng trong nhiều bệnh ung thư và đã chứng minh được hiêu quả của nó. Cho đến nay phương pháp này đã trở thành chuẩn mực trong điều trị một số bệnh giai đoạn tiến triển như các bệnh ung thư vùng đầu cổ, ung thư phổi, ung thư cổ tử cung, ung thư thực quản …Trong bài này chúng tôi đề cập chủ yếu quy trình sử dụng hoá chất.

 

CHỈ ĐỊNH

Ung thư phụ khoa: ung thư cổ tử cung, ung thư thân tử cung, ung thư nội mạc tử cung, ung thư buồng trứng

Ung thư phổi loại tế bào nhỏ giai đoạn khu trú

Ung thư phổi không phải tế bào nhỏ giai đoạn III

Ung thư trực tràng

Ung thư thực quản

Ung thư vùng đầu cổ: ung thư vòm, khoang miệng, hạ họng thanh quản

Một số loại bệnh khác

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện:

Bác sỹ nội khoa ung thư, bác sỹ xạ trị, kỹ sư vật lý phóng xạ  y học, kỹ thuật viên phóng xạ  y học, điều dưỡng chuyên khoa…

Phương tiện

Phòng pha chế thuốc hoá chất, tủ pha thuốc đủ tiêu chuẩn

Máy phát xạ gia tốc, máy mô phỏng, hệ thống máy tính liều xạ, các thiết bị cố định, che chắn để chiếu xạ.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Lập kế hoạch điều trị

Hoá chất: tuỳ từng bệnh cụ thể, tuỳ giai đoạn bệnh mà phác đồ hoá chất khác nhau. Các phác đồ hiện nay thường sử dụng thuốc Cisplatin với các mức liều khác nhau tuỳ theo loại bệnh với mục đích làm tăng hiệu quả của xạ trị, tăng tỉ lệ đáp ứng với điều trị.

Xạ trị: Lập kế hoạch theo bệnh cụ thể, mô phỏng trường chiếu, tính liều xạ, liệu trình kết hợp với hoá trị. Xạ trị tốt nhất nên được tiến hành ngay say hoá trị 2 giờ để tăng hiệu quả của xạ.

Sử dụng thuốc chống nôn trước truyền hoá chất

Thuốc chống nôn được tiêm cho người bệnh qua đường tĩnh mạch trước khi truyền hoá chất 30 phút. Phác đồ chống nôn bao gồm thuốc chống nôn kết hợp với Corticosteroid, kháng Histamin. Tuỳ theo từng cá thể, phác đồ điều trị, liều thuốc hoá chất mà thày thuốc có thể điều chỉnh liều thuốc, khoảng cách dùng thuốc phù hợp để kiểm soát nôn.

Chuẩn bị thuốc và truyền hoá chất

Thuốc hoá chất được pha trong dung dịch huyết thanh Natriclorua 0,9  hoặc dung dịch Glucose 5 , thông thường 1mg thuốc pha trong 1-5ml dung dịch huyết thanh. (Lưu ý thuốc Cisplatin chi pha trong dung dịch Natriclorua 0,9 )   

Thuốc hoá chất được truyền qua tĩnh mạch ngoại vi hoặc tĩnh mạch trung tâm với tốc độ trung bình 40 giọt/ phút.

 

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Hoá trị

Phản ứng quá mẫn xảy ra ngây sau truyền: Các biểu hiện như rét run, tụt huyết áp, nổi ban đỏ nơi tiêm truyền…Khi các phản ứng xảy ra cần ngừng truyền hoá chất, sử dụng thuốc kháng Histamin H1, Methyl-Prednisolon, truyền dịch..

Nôn, buồn nôn: Dùng thuốc chống nôn, an thần theo giờ tuỳ thuộc vào từng cá thể.

Tiêu chảy: thuốc Imodium, truyền dịch…

Tác dụng không mong muốn trên hệ tạo huyết: Giảm bạch cầu là biến chứng hay gặp thường xảy ra sau hoá trị 2 tuần, cần theo d i sát và kiểm tra công thức máu để phát hiện sớm để sử dụng thuốc tăng trưởng dòng bạch cầu G-CSF. Ngoài ra giảm huyết sắc tố, giảm tiểu cầu cũng có thể xảy ra sau điều trị.

Tác dụng không mong muốn đối với gan, thận: tăng men gan do hu  hoại tế bào gan hay suy thận đặc biệt là khi sử dụng thuốc hoá chất nhóm Platin do đó cần sử dụng thuốc lợi niệu khi truyền hoá chất và làm các xét nghiệm định kỳ để kiểm tra chức năng gan và thận.

Các phản ứng phụ khác như chán ăn, mệt mỏi xuất hiện trong quá trình điều trị nên cần theo d i sát chăm sóc nâng đỡ cho người bệnh.

Biến chứng xạ trị

Các biến chứng sớm như viêm loét miệng, viêm da, viêm thực quản, viêm tiết niệu. Do đó cần phòng, theo d i phát hiện sớm, hướng dẫn cho người bệnh chăm sóc, vệ sịnh để giảm thiểu tối đa các biến chứng.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top