ĐẠI CƯƠNG
Ung thư sàn miệng chiếm khoảng 8-12 các loại ung thư đầu cổ. Triệu chứng lâm sàng là tổn thương loét lâu lành tiến triển thành tổn thương sùi, loét rộng gây khó nuốt, khó nói, ngọng, chảy máu ...
Xạ trị áp sát là phương pháp sử dụng nguồn xạ áp sát vị trí khối u cần điều trị, mục đích là làm cho khối u nhận liều xạ cao nhất và giảm thiểu tối đa liều lượng ảnh hưởng đến mô lành xung quanh. Xạ trị áp sát thường được sử dụng hiệu quả cho ung thư cổ tử cung, tuyến tiền liệt, vú, ung thư vòm họng, da, ung thư khoang miệng và cũng có thể được dùng để điều trị các khối u khác.
Hiện nay xạ trị áp sát thường sử dụng nguồn xạ có suất liều cao (HDR) nhằm giảm thiểu thời gian và nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh.
CHỈ ĐỊNH
Ung thư sàn miệng giai đoạn sớm T1, T2.
Ở giai đoạn muộn thì cần phải phối hợp với các phương pháp điều trị khác như hoá chất, phẫu thuật, xạ trị ngoài.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Người bệnh bị rối loạn đông máu, bệnh tim mạch, tâm thần.
Thể trạng yếu.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện:
Các bác sỹ, kỹ sư vật lý, kỹ thuật viên chuyên ngành ung thư đã được đào tạo, nắm vững các quy trình điều trị, chỉ định, thông thạo các thao tác trong quy trình, vận hành tốt các thiết bị, máy móc chuyên khoa, nắm vững và sẵn sàng xử trí khi có tai biến.
Phương tiện:
Bộ dụng cụ nạp nguồn, máy nạp nguồn (có chứa nguồn xạ), catheter, máy chụp Xquang mô phỏng, máy siêu âm, hệ thống tính liều. Phương tiện phẫu thuật, gây mê, gây tê, cấp cứu khi cần thiết. Thuốc gây tê, gây mê, giảm đau.
Lưu ý: Nguồn xạ phải được bảo quản an toàn, ở nơi riêng biệt. Các tiêu chuẩn an toàn bức xạ phải theo tiêu chuẩn Việt Nam.
Người bệnh
Đánh giá toàn trạng người bệnh, tổn thương, giai đoạn...
Lập kế hoạch chuẩn bị về liều lượng xạ.
Chuẩn bị về tinh thần cho người bệnh bằng cách giải thích kỹ các việc phải làm để người bệnh có sự phối hợp tốt với nhân viên y tế.
Hồ sơ bệnh án:
Ghi theo mẫu bệnh án in sẵn theo qui định của Bộ Y tế
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Cắm catheter
Đưa người bệnh vào phòng thủ thuật.
Gây tê tại vị trí khối u, hoặc có thể gây mê.
Cắm các applicater vào vùng khối u sàn miệng, độ sâu của applicater phụ thuộc vào mức độ xâm lấn của khối u, theo chiều từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, mật độ applicater tùy thuộc vào thể tích khối u và nguồn phát xạ. Đặt các catheter phù hợp với applicator.
Chú ý khi cắm catheter sao cho việc nối với dây dẫn nguồn xạ phải được thuận lợi.
Mô phỏng:
Chụp CT hoặc Xquang đặc biệt vùng sàn miệng để kiểm tra vị trí cắm catheter và lấy số liệu để tính liều xạ. Các dữ liệu này được kỹ sư vật lý xạ trị sử dụng để tạo ra một hình ảnh 3D của khối u và các tổ chức mô lành xung quanh.
Tính liều:
Bác sỹ, kỹ sư vật lý xạ trị dùng máy tính lập kế hoạch phân bố tối ưu các các đường đồng liều áp dụng cho từng loại nguồn xạ tới khối u. Lập kế hoạch giúp đảm bảo khối u sẽ nhận liều cao nhất và bảo vệ cơ quan lành xung quanh. Chuyển kế hoạch điều trị sang hệ thống điều khiển. Tổng liều từ 60-80 Gys thường phân thành 2-3 phân liệu
Điều trị
Đưa người bệnh vào buồng chiếu xạ. Nối ống dẫn nguồn xạ với catheter.
Ra lệnh phát xạ từ buồng điều khiển với liều xạ đã được tính toán.
Trong quá trình phát xạ người bệnh phải được theo d i sát qua camera.
Tháo các applicator:
Khi phát xạ xong nguồn xạ sẽ tự động trở về container.
Đưa người bệnh trở về buồng thủ thuật. Tiến hành tháo catheter và rút các applicator.
Theo dõi:
Người bệnh phải được theo d i sát các tai biến sau khi điều trị, theo d i toàn trạng và nhất là tình trạng chảy máu.
Người bệnh phải được theo d i mạch, nhiệt độ, huyết áp trước sau xạ trị.
XỬ TRÍ TAI BIẾN VÀ BIẾN CHỨNG
Tụt nguồn: Khẩn trương điều khiển cho nguồn chạy về container.
Chảy máu: Kịp thời ngừng xạ trị, cầm máu bằng các phương pháp nội khoa, ngoại khoa.
Đau: Người bệnh phải được giảm đau kỹ càng, có thể phải gây mê.
Nôn, buồn nôn trong xạ trị áp sát vùng đầu cổ: dùng thuốc chống nôn
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh