1 số bài tập đơn giản khắc phục giãn tĩnh mạch chi dưới

ĐẠI CƯƠNG

Giãn tĩnh mạch (TM) chi dưới (suy van tĩnh mạch chi dưới) là sự suy giảm chức năng đưa máu trở về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới dẫn đến hiện tượng máu bị ứ đọng lại ở vùng chân, gây biến đổi về huyết động và làm biến dạng các tổ chức mô xung quanh.

 

CƠ CHẾ

Hệ tĩnh mạch chi dưới nhận máu từ ngoại biên đưa trở về tim, thông qua hai hệ thống:

• Hệ tĩnh mạch nông, đưa 1/10 lượng máu trở về tim

• Hệ tĩnh mạch sâu, đưa 9/10 lượng máu về tim.

Hai hệ thống tĩnh mạch này, nối với nhau bởi các tĩnh mạch thông và các tĩnh mạch xuyên

Cơ chế vận chuyển máu từ tĩnh mạch chi dưới về tim:

  • Nhờ lực đẩy ở chân lúc đi lại.
  • Nhờ lực hút khi hít thở.
  • Nhờ hệ thống van 1 chiều chống chảy ngược.

Khi một trong 3 cơ chế bị hạn chế làm máu không trở về tim được làm máu ứ đọng ở chân gây nên bệnh lý suy tĩnh mạch chi dưới.

* Giãn TM chi dưới xảy ra khi có sự suy van tĩnh mạch trong tĩnh mạch hiển làm ứ trệ dòng máu trong các nhánh tĩnh mạch hiển. Bình thường áp lực tĩnh mạch ở chi được điều hòa bởi các van này. Van không còn hoạt động gây gia tăng áp lực tĩnh mạch và có thể gây ra triệu chứng. Nếu cơ chế bơm máu ở cẳng chân kém thì càng gây nên triệu chứng trầm trọng.

 

PHÂN ĐỘ SUY TĨNH MẠCH CHI DƯỚI THEO CEAP:

Độ 0: chưa có biểu hiện bệnh lý tĩnh mạch thấy được hay sờ được.

Độ 1: có mao mạch giãn hoặc lưới tĩnh mạch giãn với đường kính < 3mm.

Độ 2: giãn tĩnh mạch với đường kính > 3mm.

Độ 3: phù chi dưới nhưng chưa biến đổi trên da.

Độ 4: loạn dưỡng da gây biến đổi sắc tố da, chàm tĩnh mạch, xơ mỡ da, …

Độ 5: biến đổi sắc tố da kèm vết loét đã lành.

Độ 6: biến đổi sắc tố da kèm vết loét đang tiến triển, không lành.

* Siêu âm mạch chi dưới rất cần thiết để chẩn đoán xác định bệnh. Siêu âm giúp quan sát thành mạch, hoạt động của van tĩnh mạch và tìm các cục máu đông.

 

TRIỆU CHỨNG

1. Giai đoạn đầu:

• Mỏi chân và xuất hiện phù nhẹ khi phải đứng lâu, ngồi nhiều.

• Chuột rút vào buổi tối.

• Cảm giác bị kim châm, dị cảm như kiến bò vùng cẳng chân về đêm.

• Xuất hiện nhiều mạch máu nhỏ li ti ở chân, nhất là ở cổ chân và bàn chân.

2. Giai đoạn tiến triển:

• Phù chân, có thể phù ở mắt cá hay bàn chân.

• Thay đổi màu sắc da vùng cẳng chân.

• Có thể thấy các búi tĩnh mạch giãn nổi rõ trên da.

3. Giai đoạn biến chứng:

• Viêm tĩnh mạch nông huyết khối.

• Chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch.

• Nhiễm khuẩn vết loét trong suy tĩnh mạch mạn tính.

 

ĐIỀU TRỊ

• Thay đổi lối sống: nâng cao chân khi ngủ hoặc khi ngồi, mang tất áp lực, tránh đứng trong thời gian dài, giảm cân nếu thừa cân, tập thể dục để cải thiện sức mạnh của đôi chân.

• Nếu thay đổi lối sống không làm giảm triệu chứng bệnh, cần lựa chọn các biện pháp điều trị khác như: tiêm xơ tĩnh mạch, điều trị suy tĩnh mạch bằng sóng cao tần hay tia laser, điều trị ngoại khoa (phẫu thuật Stripping, phẫu thuật Muller, …).

 

MỘT SỐ BÀI TẬP ĐƠN GIẢN

return to top