✴️ Luyện tập phục hồi sau giãn dây chằng đầu gối hiệu quả tốt

1. Một số lưu ý khi bị giãn dây chằng đầu gối

Thông thường, các chấn thương ở đầu gối từ nhẹ đến vừa có thể tự lành. Lúc này, người bệnh tuyệt đối không nên tự ý sử dụng dầu nóng, mật gấu, cao nóng, rượu… để xoa bóp. Lý do là bởi những phương pháp chữa giãn dây chằng này có thể làm cho khớp sưng to và đau nhiều hơn, dễ dẫn đến bị teo cơ và cứng khớp.

Thay vào đó, bạn hãy áp dụng các biện pháp như chườm lạnh bằng đá bọc vải hay nilong để giảm đau, phù nề và hạn chế bị chảy máu.

Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương đặc biệt là đứt hoặc giãn dây chằng

Khi vận động mạnh, đầu gối dễ bị chấn thương đặc biệt là đứt hoặc giãn dây chằng

Sau đó nên nhờ những người xung quanh hoặc người nhà đưa đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và có các biện pháp xử lí kịp thời. Đa số, người bệnh cần phải được chụp X- quang để xác định vị trí, mức độ tổn thương, tình trạng bệnh cụ thể là giãn đứt dây chằng hoặc rách sụn chêm… Từ đó, các bác sĩ sẽ đưa ra các chẩn đoán về bệnh và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Để điều trị chuẩn xác bệnh, bạn nên lựa chọn các cơ sở uy tín có bác sĩ giỏi để điều trị đúng cách, kịp thời và hiệu quả.

Ngoài việc tuân thủ theo đúng phương pháp điều trị của bác sĩ, người bệnh có thể áp dụng các bài tập vận động để nhanh chóng phục hồi sau giãn dây chằng khớp gối.

2. Luyện tập phục hồi sau giãn dây chằng đầu gối

Bài 1: Duỗi gối

Kê chân nâng phần bắp chân và đùi bị giãn dây chằng lên một chiếc chăn mỏng. Sau đó dùng tay ấn nhẹ đầu gối xuống mặt sàn để đầu gối được duỗi thẳng. Giữ khoảng 3 giây, thả lỏng và tiếp tục lặp lại động tác này.

Bài 2: Tập cơ tứ đầu

Bài tập này giúp ngăn ngừa tình trạng teo cơ. Sau khi đã giữ vững chân trong trạng thái duỗi gối, bạn nên áp dụng bài tập cơ tứ đầu. Bạn duỗi thẳng 2 chân, gót chân lót chăn mỏng, gồng căng cơ đầu gối và từ từ nhấc chân lên khỏi mặt sàn tầm 20cm. Lặp lại khoảng 10 lần mỗi ngày.

Nếu có chế độ luyện tập sau giãn dây chằng đầu gối phù hợp sẽ giúp cải thiện sớm bệnh

Nếu có chế độ luyện tập sau giãn dây chằng đầu gối phù hợp sẽ giúp cải thiện sớm bệnh

Bài 3: Tập vận động khớp háng, cử động cổ chân

Người bệnh nằm thẳng trên sàn, đặt phần chân duỗi thẳng dựa vào tường, tạo với mặt tường một góc 90 độ. Từ từ co dần bàn chân bên gối bị giãn dây chằng xuống cho đến khi cảm thấy khớp gối căng lại thì ngưng. Giữ nguyên trong 15-30s rồi trượt bàn chân về vị trí ban đầu. Lặp lại động tác này 2-4 lần.

Bài 4: Tập cơ phía sau đầu gối

Nằm và duỗi thẳng chân trên giường, sau đó ấn nhẹ nhàng gót chân xuống giường, đồng thời gồng cơ phía sau đùi, giữ khoảng 10 giây. Thả lỏng và tập khoảng 8-10 lần mỗi ngày.

Thứ 5: Tập nhón chân

Người bệnh đứng thẳng, tay bám vào vịn hoặc tựa ghế, nhón 2 chân và nâng phần cơ thể lên. Giữ khoảng 8 giây rồi trở về ban đầu, lặp lại khoảng 10 lần mỗi ngày.

Trên đây là các bài tập vận động rất tốt cho quá trình lành bệnh của người giãn dây chằng. Tuy nhiên người bệnh nên vận động, luyện tập với chế độ vừa phải, phù hợp, không nên vận động quá sức sẽ khiến cho tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

Người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ

3. Lưu ý sau giãn dây chằng đầu gối

Sau giãn dây chằng, người bệnh cần chú ý:

  • Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế vận động mạnh khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn

  • Chú ý đi lại, tránh đi đứng quá lâu, bước lên xuống cầu thang nhiều

  • Chú ý ăn uống: bổ sung các thực phẩm giàu canxi, kẽm, magie, vitamin B6 và B12 để giúp hệ xương tạo mới và cứng cáp, tăng cường dưỡng chất cho cơ thể.

  • Theo dõi sức khỏe và tình trạng bệnh tại nhà, đi khám lại theo đúng lịch hẹn của bác sĩ

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top