Qui trình luyện tập chia thành 5 giai đoạn:
1. Giai đoạn 1: Tập ngay sau mổ cho đến hết 8 tuần
1.1. Nẹp gối
+ Tuần đầu: nẹp gối duỗi hoàn toàn, từ tuần 2 có thể tập gấp gối
+ Trước 4 tuần: luôn khóa nẹp khi đi lại.
+ Từ tuần 5: có thể không khóa nẹp khi đi lại.
1.2. Đi nạng, tỳ chân.
+ 3 tuần đầu: không nên tỳ chân (đi hai nạng).
+ Tuần 4-8: có thể tỳ chân một phần (đi một nạng hoặc hai nạng).
+ Sau 8 tuần tỳ chân hoàn toàn (bỏ nạng).
1.3. Gấp gối
Tuần đầu tiên không gấp gối.
Từ tuần 2: gấp gối thụ động với biên độ tăng dần, tới tuần 8 có thể gấp đến 90-100 độ.
1.4. Chương trình tập luyện
Bệnh nhân luyệyn tập theo các động tác sau, có thể tiến hành ngay ngày đầu sau mổ, mỗi động tác tập nên giữ trong 10 giây, làm 20-30 lần, ngày tập 3-5 đợt. Sau mỗi đợt tập nên chườm lạnh khoảng 15-30 phút.
2. Giai đoạn 2: từ tuần 9 đến tuần 12
2.1. Nẹp gối, tỳ chân, gấp gối:
Bỏ nẹp khóa, thay bằng bao gối.
Bỏ nạng, tỳ chân hoàn toàn.
Có thể gấp gối tối đa
2.2.Chương trình tập luyện
Tiếp tục luyện tập như giai đoạn 1, tập thêm các động tác sau:
3. Giai đoạn 3: từ 3 đến 9 tháng
Tiếp tục tập như giai đoạn 2, nhưng có tải trọng (đeo bao cát hoặc tạ khoảng 3kg vào cổ chân), hoặc tập với 1 chân bên bệnh
Mục đích của giai đoạn này là phục hồi hoàn toàn sức cơ tứ đầu đùi, không còn cảm giác đau, hoặc khó chịu ở khớp gối
Có thể tập thêm các động tác như bơi, đạp xe, tập lên xuống cầu thang…
4. Giai đoạn 4: Từ 9- 12 tháng
Tiếp tục các bài tập mềm dẻo và tăng cường sức mạnh
Tập các bài hỗ trợ tùy theo mục tiêu cụ thể của bệnh nhân (chơi bóng đá, bóng chuyền,…)
Bắt đầu tập các bài tập kỹ năng của môn thể thao
5. Giai đoạn 5: Bắt đầu sau 12 tháng
Quay trở lại hoạt động, chơi thể thao bình thường như trước chấn thương.
* Nên mang bó gối trong 02 năm.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh