Những chấn thương khi tập aerobic thường gặp

Nội dung

Những chấn thương aerobic thường gặp

Aerobic liên quan đến một lượng lớn các chấn thương thể thao. Các chấn thương thường nằm trong 2 nhóm sau:

  • Chấn thương thông thường - xảy ra do ngã, trẹo hoặc các tai nạn tương tự và thường gặp ở cổ chân hoặc đầu gối.
  • Chấn thương do quá sức - những chấn thương này phát triển dần dần, thường là kết quả của việc thay đổi tần số và mức độ luyện tập hoặc do các lỗi trong chương trình luyện tập. Đau cẳng chân là chấn thương do quá sức hay gặp nhất, chấn thương ở bàn chân và đầu gối cũng khá phổ biến.

Chấn thương ở lưng cũng có thể gặp do hoạt động quá sức hoặc bị làm nặng thêm bởi các bài tập aerobic.

 

Phòng chống chấn thương aerobic

Để phòng chống chấn thương, bạn nên:

  • Chuẩn bị sẵn sàng trước khi tập luyện
  • Tập luyện và sử dụng đúng kĩ thuật
  • Đi giày phù hợp với chân
  • Kiểm tra môi trường tập luyện
  • Hiểu rõ cơ thể của mình và môn thể thao đang luyện tập

 

Chuẩn bị kĩ càng trước khi tập aerobic

Cần nhớ:

  • Làm nóng cơ thể (khởi động), giãn cơ và hạ nhiệt dần dần sau luyện tập.
  • Nếu bạn đã ngoài 40 tuổi thì cần sự đánh giá của bác sĩ về tim và phổi trước khi bắt đầu tập aerobic.
  • Đánh giá tình trạng cơ xương khớp bởi một chuyên gia về y học thể thao trước khi bắt đầu tập aerobic nếu bạn từng gặp chấn thương trong quá khứ.
  • Bắt đầu bài tập với tiến độ vừa phải để cho phép cơ thể bạn được khởi động tốt.

 

Thực hành và sử dụng đúng kĩ thuật khi luyện tập

Tập luyện và sử dụng đúng kĩ thuật sẽ giúp ngăn chặn các chấn thương. Một số gợi ý như sau:

  • Tất cả các bài tập bắt đầu với sự khởi động và giãn cơ nhẹ nhàng.
  • Tất cả các lớp học cho người mới bắt đầu cần một huấn luyện viên thứ hai di chuyển giữa các học viên và giúp họ sửa những lỗi sai. Điều này cũng quan trọng khi học các kĩ thuật mới.
  • Tìm kiếm lời khuyên từ huấn luyện viên của bạn về cách để cải thiện hoặc sửa lỗi kĩ thuật nếu bạn gặp chấn thương liên quan đến tập luyện không đúng kĩ thuật.

 

Đi giày phù hợp với chân

Bạn hãy chắc rằng:

  • Mình đã đi đúng loại giày thiết kế đúng cho việc tập aerobic. Sự vừa vặn, ổn định, dây giày buộc chắn chắn và phần đệm ngón chân cái là những yếu tố rất quan trọng đối với một đôi giày tập aerobic.
  • Chọn quần áo vừa vặn và thấm mồ hôi tốt.
  • Lựa chọn áo lót thể thao để thoải mái hơn.

 

Kiểm tra môi trường tập luyện

Lựa chọn địa điểm thích hợp để luyện tập là rất quan trọng. Bạn nên:

  • Lựa chọn lớp học có huấn luyện viên đã qua đào tạo.
  • Chắc chắn rằng khu vực tập luyện được chiếu sáng đầy đủ trước khi bạn bắt đầu và trong khi tập luyện.
  • Hãy chắc rằng nhiệt độ phòng tập luôn được duy trì ở mức vừa phải và phòng tập được thông gió tốt.
  • Các thiết bị tập có phần chân tiếp xúc sàn phù hợp với việc tập aerobic. Sàn gỗ hoặc thảm trải trên sàn bê tông là tốt nhất.
  • Kiểm tra các thiết bị và dụng cụ tập luyện trong phòng tập có được duy trì ở tình trạng tốt hay không.
  • Hãy chắc rằng nước sạch và mát luôn có sẵn sàng.
  • Kiểm tra xem phần nhạc tập có rõ và âm lượng vừa phải hay không.

 

Hiểu rõ cơ thể của mình và các kĩ thuật aerobic

Một số gợi ý như sau:

  • Lựa chọn những hoạt động phù hợp với thể lực của bạn.
  • Hiểu và sử dụng đúng kĩ thuật.
  • Biết cách sử dụng các thiết bị an toàn.

 

Phản xạ nhanh chóng trước những chấn thương aerobic

Nếu bạn hoặc người khác bị chấn thương:

  • Lập tức tìm nhân viên sơ cứu (đã qua đào tạo). Tất cả các trung tập thể hình cần có sẵn sàng các dụng cụ sơ cứu.
  • Nhanh chóng phát hiện và sơ cứu tất cả các chấn thương thông thường.
  • Để các chuyên gia y học thể thao, mà tốt nhất là các bác sĩ, kiểm tra những chấn thương không cải thiện nhanh sau khi sơ cứu để được chẩn đoán và điều trị chính xác.
  • Đừng đợi cho đến khi đau nặng hơn. Chấn thương do quá sức, đặc biệt ở cẳng chân, là rất phổ biến trong aerobic. Chấn thương chỉ gây khó chịu nhẹ lúc ban đầu nhưng thường sẽ nặng dần lên. Việc phát hiện và khám sớm là rất quan trọng đối với việc phục hồi.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top