Những lý do khiến bạn đau khớp

Nội dung

Ngoài việc vận động thể thao quá độ hoặc nhắn tin, gõ chữ quá nhiều, có rất nhiều lý do khác giải thích tại sao khớp của bạn lại đau. Khi những nguyên nhân đó quá hiển nhiên, thường chúng không đáng sợ. Tuy nhiên, giả dụ khớp của bạn đau mà bạn không rõ lý do tại sao, hoặc bạn gặp triệu chứng kì lạ thì hãy tiếp tục đọc bài viết.

Viêm khớp nhiễm trùng

Nếu bạn có vết đứt do dao hoặc vết châm cứu mà không được sát trùng tốt, khớp gần đó có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn thông thường như Staphylococcus aureus hoặc Streptococcus. Bạn sẽ thấy sưng, nóng, đỏ đau nhiều và nhanh ở vùng này, có thể kèm theo sốt và ớn lạnh.

Đầu gối là khớp bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng khớp hông, mắt cá chân và cổ tay cũng có thể có nguy cơ. Bạn có thể cần kháng sinh truyền tĩnh mạch hoặc bác sĩ sẽ rút dịch ở khớp bị nhiễm trùng. Nếu không được chữa trị, viêm khớp nhiễm trùng có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, có thể tử vong.

 

Gout (bệnh Gút)

Quá nhiều đạm sẽ gây tổn thương đến khớp của bạn. Khi đó, cơ thể sẽ sản sinh nhiều axit uric mà không thể đào thải hết ra khỏi cơ thể. Điều này dẫn tới phản ứng viêm nặng, gọi là Gout, và là một trong những dạng viêm khớp đau đớn nhất. Các triệu chứng của Gout như nóng, sưng, đỏ và đau thường xuất hiện đầu tiên ở ngón chân cái sau đó lan ra các khớp khác.  

Qúa nhiều đạm không phải là yếu tố nguy cơ duy nhất. Uống quá nhiều rượu hoặc đường, mất nước hoặc dùng một số loại thuốc (chẳng hạn thuốc chẹn beta) có thể dẫn tới Gout. Quá nặng cân cũng có thể khiến bạn có nguy cơ.

 

Bệnh Lyme

Hằng năm, ước tính có 30.000 người bị đốt bởi bọ ve trên thú nuôi và mắc bệnh này. Bọ ve sẽ đậu trên da người và hút máu, nếu chúng đã bị nhiễm khuẩn thì vi khuẩn sẽ đi vào máu người bệnh. Các triệu chứng giai đoạn sớm bao gồm sốt, mệt mỏi, đau đầu và trong nhiều trường hợp, sẽ có vết mẩn hình mắt bò. Thật khó để chẩn đoán nếu bạn không ở trong vùng lưu hành dịch do bọ ve.

Nếu bệnh này không được phát hiện kịp thời, vi khuẩn sẽ lan đến khớp, đặc biệt đầu gối. Người bệnh cũng sẽ bị cứng cổ, đau tay và chân. Qua thời gian, tim và hệ thần kinh cũng bị ảnh hưởng.

 

Lupus

Rối loạn tự miễn này có thể tổn hại đến tất cả khớp của người bệnh nếu không được chữa trị. Những người bị lupus có hệ miễn dịch quá mẫn sẽ tấn công nhầm vào các khớp cũng như da, tóc, thận và các cơ quan khác. Cùng với khớp bị sưng đau, người bệnh có thể bị mẩn theo hình con bướm ở má, tuy nhiên triệu chứng sẽ khác nhau ở mỗi người. Rụng tóc, khó thở, có vấn đề về trí nhớ, đau miệng, khô mắt và miệng cũng có thể là dấu hiệu của lupus.

 

Lậu

Bệnh lây truyền qua đường tình dục này không chỉ ảnh hưởng đến cơ quan sinh dục mà còn đến các khớp. No gây ra tình trạng đau gọi là viêm khớp do lậu. Nó ảnh hưởng đến phụ nữ nhiều hơn nam giới, và bất ngờ là nó phổ biến ở những thiếu niên nữ hay quan hệ tình dục không an toàn.

Nếu bạn có bệnh này, bạn sẽ bị một khớp nóng, đỏ, sưng (một số người sẽ bị đau một vài khớp lớn), kèm với các triệu chứng bệnh khác, có thể bao gồm rát khi tiểu tiện, ra dịch bộ phận sinh dục.

 

Viêm khớp dạng thấp

Chắc hẳn bệnh này có liên quan vì cũng ảnh hưởng đến khớp. Tuy nhiên, viêm khớp dạng thấp lại khác với viêm xương khớp bình thường ở người cao tuổi. Đây là bệnh rối loạn tự miễn, ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ: đối với hơn 1,3 triệu người mắc bệnh này, 75% là nữ. Đáng lo ngại là bệnh còn xảy ra ở người trẻ tuổi. Khớp sưng, nhức và cứng vào buổi sáng là triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Người bệnh cũng có thể sốt, mệt mỏi và sụt cân không thể lý giải.

Mặc dù không phải nguyên nhân nào của đau khớp cũng có thể chữa khỏi, nhưng bệnh có thể được chữa giảm nhẹ. Một số bệnh sẽ cần phác đồ kháng sinh hoặc các thuốc theo kê đơn khác. Một số thì chỉ cần bạn cải thiện về thời gian và mức độ nghỉ ngơi. Tuy nhiên, bất kì cảm giác đau dai dẳng nào ở khớp đều có thể là lý do để bạn đi khám. Có thể bạn sẽ cần gặp chuyên gia về viêm khớp để đảm bảo bạn được chẩn đoán và điều trị đúng đắn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top