- Bạn không chọn được đôi giày phù hợp với đôi chân của mình.
Đôi giày mang khi chơi thể thao, đi bộ, chạy việc vặt hàng ngày,... có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe bàn chân của bạn. Một đôi giày tốt là một đôi giày phải vừa vặn, cả ở ngón chân, giữa bàn chân và gót chân. Bạn nên tránh những đôi giày quá chật và mòn gót. Hãy tìm hiểu xem bạn thuộc loại bàn chân nào và xem xét một đôi giày hỗ trợ có đệm chân phù hợp với những gì bạn cần hay không. Nếu đầu tư một cách khôn ngoan thì bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.
Ngoài điểm mấu chốt đó, hãy đảm bảo rằng đôi giày bạn chọn không quá chật, vì chúng có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho đôi chân của bạn. Giày mũi nhọn là loại giày tồi tệ nhất, đặc biệt là đối với nam giới. Giày mũi nhọn có một điểm hẹp khiến ngón chân của bạn bị chèn ép sát vào nhau. Đi giày quá chật thực sự có thể là thủ phạm lớn nhất gây ra các vấn đề về chân như: sưng ngón chân cái và móng chân mọc ngược.
- Bạn đang đi dép xỏ ngón quá thường xuyên
Dép xỏ ngón là đôi dép cần thiết khi bạn đi đến bãi biển hoặc thư giãn bên hồ bơi, nhưng bạn không nên tạo thói quen đi dép xỏ ngón khi đi bộ nhiều. Dép xỏ ngón không có đệm chân gây căng thẳng quá mức lên các vòm và gân gót của chúng ta. Bên cạnh đó, dép xỏ ngón cũng khiến các ngón chân của chúng ta phải làm việc thêm giờ bằng cách bám vào mặt trước của dép để ổn định. Và điều này có thể dẫn đến tình trạng ngón chân hình búa.
- Bạn không đi tất
Không đi tất khi đi giày không chỉ là hành động kém thẩm mỹ mà còn có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng hoặc các vấn đề phổ biến ở chân như nấm bàn chân. Tất giúp thấm hút mồ hôi chân - thủ phạm chính gây ra các vấn đề phổ biến ở bàn chân. Với sự tiến bộ của khoa học, các nhà sáng chế đã thiết kế ra một loại đế mới tuyệt vời cho những ai muốn tự tin đi giày không tất và không phải lo lắng về những nguy cơ nhiễm trùng hay thấm hút mồ hôi.
- Bạn đang đi những đôi giày giống nhau khi tập luyện
Bạn nên có một vài đôi giày để tập luyện. Mang cùng một đôi giày ngày này qua ngày khác, đặc biệt là trong suốt quá trình tập luyện cũng có thể khiến giày của bạn bị ẩm mốc. Bởi, giày của bạn mất khoảng một ngày hoặc đôi khi hơn để khô hoàn toàn.
- Bạn không chăm sóc cho đôi chân của mình
Một trong những thói quen xấu hàng ngày có thể hủy hoại đôi chân của bạn là không chăm sóc, vệ sinh đôi chúng. Việc kiểm tra bàn chân của bạn là một việc nên có trong lịch trình hàng ngày. Bạn nên quan sát phần da ở lòng bàn chân, da ở giữa các ngón chân và da ở đầu bàn chân. Nếu có bất kỳ tổn thương đáng ngờ nào mà bạn chưa từng thấy trước đây thì hãy đi kiểm tra. Ngoài ra, bạn nên có một quy trình chăm sóc da bàn chân như thoa kem dưỡng da, xoa bóp bàn chân để tránh cho bàn chân bị nứt nẻ và gây khó chịu.
- Bạn đang cắt móng chân quá ngắn
Cắt móng chân quá ngắn là một thói quen xấu có thể tàn phá đôi chân của bạn. Bạn nên thận trọng khi cắt móng chân vì nếu chúng trở nên quá ngắn thì nguy cơ nhiễm trùng bàn chân có thể tăng lên. Bên cạnh đó, việc cắt móng chân quá ngắn cũng là điều tối kỵ, bởi điều này có thể khiến móng chân mọc ngược gây đau và làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do tổn thương mô.
Để thực hành vệ sinh bàn chân đúng cách bạn cần lưu ý một số mẹo chăm sóc bàn chân hàng ngày. Trước hết, hãy thay vớ của bạn mỗi ngày. Bạn có thể nghĩ rằng đây là điều không cần bàn cãi, nhưng đôi khi bạn dễ lấy nhầm một đôi tất đã sử dụng bị bỏ lại trên giường vào buổi sáng khi bạn thức dậy. Trong khi, một đôi tất mới có thể giúp bạn tránh được các vấn đề về chân như nấm bàn chân (bàn chân của vận động viên). Các chuyên gia khuyên bạn nên mua một số loại tất có khả năng thấm hút mồ hôi tốt để giúp giảm ma sát và tránh nguy cơ gây các vết phồng rộp.
Tiếp theo, bạn nên đi kiểm tra nếu thấy có vết thương ở bàn chân. Các vấn đề ở bàn chân đôi khi không đơn giản và có thể xuất hiện cơn đau không bình thường. Cơn đau cấp tính có thể dễ dàng trở thành cơn đau mạn tính, cản trở các hoạt động hàng ngày cũng như các hoạt động thể thao và tập luyện của bạn. Massage mô sâu rất tốt cho toàn bộ cơ thể, đặc biệt là bàn chân vì nó kích thích tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ phục hồi cơ và gân, đồng thời ngăn ngừa gãy xương và mô sẹo.
Ngoài ra, một mẹo cực kỳ đơn giản nhưng hay bị bỏ qua khi vệ sinh bàn chân là nên cọ rửa chân khi đi tắm và đừng quên kì cọ ở giữa các ngón chân của bạn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh