Các bài tập pilate cũng có những tên gọi đặc biệt như bài tập “100”, bài tập “vượt qua khủng hoảng”, bài tập “voi”, bài tập “thiên nga”
Các động tác của Pilate trông khá đơn giản nhưng đòi hỏi độ chính xác và sự tập trung kiểm soát cao. Pilate nhấn mạnh về mặt kỹ thuật. Bạn có thể tập Pilate ở nhà thông qua các video hoặc hoặc bạn có thể đến các phòng tập thể thao có dụng cụ và huấn luyện viên giám sát việc tập luyện. Một bài tập Pilate điển hình sẽ kéo dài trong 45 phút nhưng bạn có thể rút gọn thời gian bằng cách hực hiện các động tác ít lần hơn hoặc đẩy nhanh tốc độ tập.
Pilate giúp bạn củng cố được sức mạnh, sức bền và độ dẻo dai linh hoạt của cơ thể. Bên cạnh đó pilate cũng giúp bạn thư thái hơn, trí óc và tinh thần minh mẫn thoải mái hơn.
Bạn không cần tập Pilate hàng ngày, hãy đổi gió bằng các bài tập khác như các bài tập cardio bởi vì Pilate không phải là aerobic.
Tập luyện nào cũng phải đổ mồ hôi. Các bài tập pilate đòi hỏi tập ở mức độ trung bình trở lên do đó bạn cũng nên chú ý đến cách thở và khả năng tập trung. Các bài tập Pilate chú trọng đến từng phần của cơ thể như trung tâm cơ thể, chân, mông, lưng.
Các loại bài tập của Pilate
Pilate phù hợp cho người bắt đầu với những bài tập cơ bản sau đó sẽ nâng cao dần cường độ và động tác. Nếu bạn mới bắt đầu tập bạn nên đến phòng tập có giáo viên hướng dẫn để tránh xảy ra chấn thương.
Hãy đọc kỹ những đặc điểm của Pilate và xem chúng có phù hợp với bạn hay không trước khi quyết định tập.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh