✴️ Nghiên cứu tính năng dược chất trong cây Giảo cổ lam

Nội dung

Mô tả

Cây Giảo cổ lam là một loài dược liệu có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum, thuộc họ Cucurbitaceae (Bầu bí). Cây còn có tên là cây Cỏ Thần kỳ, Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ.

  • Dạng cây thảo có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá.
  • Cây đực và cây cái riêng biệt, lá khép kín hình chân vịt.
  • Cụm hoa hình chùy mang nhiều hoa nhỏ màu trắng, các cánh hoa rời nhau xòe hình sao, bao phấn dính thành đĩa, bầu có 3 vòi nhụy.
  • Quả Giảo cổ lam khô hình cầu, đường kính 5-9mm, khi chín màu đen.

Năm 1976 Nhật Bản tình cờ phát hiện cây này khi nghiên cứu một bộ lạc sống trên núi có tuổi thọ bình quân rất cao mà nguyên nhân là do người dân nơi đó thường xuyên uống cây này. Kể từ đó cây Giảo cổ lam được chú ý nghiên cứu kỹ lưỡng tại nhiều quốc gia như Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ…

Tại Việt Nam, Giảo cổ lam được GS.TS. Phạm Thanh Kỳ nghiên cứu từ năm 1997 (đề tài cấp Quốc gia mã số KC.07.03.03) và được Viện dược liệu Trung ương, Đại học Y Hà Nội kết hợp với Thụy Điển nghiên cứu chuyên sâu về tác dụng hạ đường huyết.

Nghiên cứu trong nước

GS.TS.NGND. Phạm Thanh Kỳ, nguyên Hiệu trưởng trường đại học Dược Hà Nội có một số đánh giá như sau:

  • Giảo cổ lam làm hạ cholesterol toàn phần trong máu, làm tăng miễn dịch và nâng cao sức đề kháng của cơ thể, có tác dụng kìm hãm sự phát triển của khối u một cách rõ rệt.
  • Bệnh nhân uống Giảo cổ lam dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giảm béo phì, nhuận tràng, giúp tăng cường máu não mạnh (bệnh nhân hết đau đầu hoa mắt, chóng mặt), giảm các cơn đau tim.

Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viện Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid.

  • Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.
  • Phanoside với liều 500 µM kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.

 

Một số Nghiên cứu trên thế giới

  • Wang và cộng sự đã chứng minh Giảo cổ lam có tác dụng chống u rõ rệt, tăng cường miễn dịch.
  • Ji Lin và cộng sự chứng minh Giảo cổ lam giúp hạ mỡ máu và bình ổn huyết áp.
  • Các nghiên cứu của Thái Lan chứng minh Giảo cổ lam tốt cho tim mạch, giảm béo.
  • Nghiên cứu của Ngoc Hieu Nguyen cùng cộng sự Hàn Quốc đã chỉ ra tác dụng dược lý của các chất Triterpenoids từ chi Gynostemma.

 

Các tác dụng dược lý đáng chú ý nhất của Giảo cổ lam là chống ung thư, bảo vệ tim mạch, bảo vệ gan, bảo vệ thần kinh, chống tiểu đường, chống béo phì và các hoạt động chống viêm.

Các nghiên cứu độc tính chỉ được thực hiện trên G. pentaphyllum, cho thấy rằng các chất chiết xuất từ thực vật tương đối an toàn trong các thí nghiệm độc tính cấp tính và dài hạn ở liều lượng nhất định trong khi không có nghiên cứu độc tính nào được báo cáo đối với các loài khác.

Xem thêm: Vị thuốc Giảo cổ lam

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top