Nổng độ cholesterol trong máu cao sẽ dẫn tới tình trạng tích tụ các mảng bám ở thành động mạch. Các mảng bám này tích tụ càng ngày càng lớn khiến động mạch bị xơ cứng lại hình thành các mảng xơ vữa làm chặn dòng máu lưu thông trong động mạch đến các bộ phận của cơ thể. Thiếu máu lưu thông đến não hoặc tim có thể dẫn tới đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim – hai bệnh lý nguy hiểm, đe dọa tính mạng người bệnh.
Không, cholesterol cao thường không gây mệt mỏi nhưng nó có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim như bệnh mạch vành. Cụ thể cholesterol “xấu” LDL dư thừa tích tụ tạo nên các mảng xơ cứng trong động mạch, làm giảm lưu lượng máu. Điều này có thể khiến người bệnh cảm thấy mệt mỏi, khó thở và đau ngực.
Đúng, người có nồng độ cholesterol trong máu cao có nguy cơ bị đột quỵ . Do cholesterol tích tụ trong động mạch hình thành mảng bám, gây tắc nghẽn lưu thông máu trong cơ thể, bao gồm cả não. Khi động mạch bị xơ cứng và tắc hẹp, huyết khối có thể hình thành và gây ra đột quỵ. Mỗi năm tại Việt Nam có hơn 200.000 người bị đột quỵ (tai biến mạch máu não), hơn 50% tử vong và 90% số người sống sót gặp di chứng về thần kinh và vận động. Tỷ lệ tử vong do đột quỵ hàng năm còn nhiều hơn số người chết do 3 căn bệnh: AIDS, lao và sốt rét cộng lại. Giảm bớt lượng cholesterol trong máu là một cách để giảm nguy cơ đột quỵ.
Không. Đối với hầu hết mọi người, cholesterol cao không có triệu chứng gì cả. Tuy nhiên khi cholesterol đã tích tụ thành mảng bám ở thành động mạch, gây ra bệnh mạch vàng, người bệnh sẽ cảm thấy đau thắt ngực, nhịp tim bất thường và thở dốc. Theo nghiên cứu của CDC nhiều trường hợp bệnh mạch vành không có triệu chứng gì cả và cho tới khi bị nhồi máu cơ tim thì mới biết là nồng độ cholesterol trong máu cao. Tốt nhất nên xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ cholesterol định kỳ hằng năm. Nếu các trị số quá cao, người bệnh cần tiến hành điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày để giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ. Hạn chế các loại thực phẩm giàu chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa, tăng cường tiêu thụ nhiều rau, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Duy trì hoạt động thể chất; Và uống thuốc theo hướng dẫn nếu bác sĩ chỉ định.
Khi phát hiện nồng độ cholesterol trong máu cao sau khi kiểm tra sức khỏe, hãy hỏi ý kiến tư vấn của bác sĩ. Trước hết cần duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh kết hợp với tập thể dục thường xuyên. Nếu nồng độ cholesterol quá cao, người bệnh có thể sẽ phải thực hiện thêm các xét nghiệm để tìm mảng bám tích tụ trong động mạch nếu có. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định sử dụng thêm một số loại thuốc để làm giảm cholesterol trong máu, ngăn chặn nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
Cholesterol là có hại?
Không phải tất cả cholesterol đều xấu. Mức cholesterol HDL cao – tối ưu là 60 mg / dL hoặc cao hơn – có thể bảo vệ tim trước sự tấn công của các bệnh lý như nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Tuy nhiên nồng độ cholesterol LDL càng cao thì nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm nêu trên cũng càng cao.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh