Tử vong mẹ chu sinh là số tử vong của người mẹ trong khi mang thai hoặc trong vòng 1 năm sau sinh. Và hơn 1 nửa trong số tử vong chu sinh là diễn ra sau khi sinh.
Theo CDC trung tâm kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ, con số được báo cáo của tử vong chu sinh tại Hoa Kỳ 2014 là 18 trường hợp tử vong trong 100000 ca sanh sống. Điều này cho thấy sự gia tăng từ tỉ lệ 7,4 ca/100000 ca từ năm 1987. Các nghiên cứu còn cho thấy sự khác biệt về chủng tộc. Từ năm 2011 tới 2014, tỉ lệ tử vong mẹ ở phụ nữ da đen cao hơn gấp 3 lần ở phụ nữ gia trắng.
Sau khi sanh, phụ nữ thường cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái giống như đau vùng tầng sinh môn và đau do cơn co tử cung. Bạn có thể không biết sự khác biệt giữa hồi phục và các triệu chứng của biến chứng hoặc là khi nào cần tìm sự hỗ trợ. Nếu bạn sanh tại bệnh viện, nhân viên y tế sẽ kiểm tra về các biến chứng nặng ở thời kì hậu sản trước khi bạn xuất viện.
Người mẹ thường không tìm tới trung tâm y tế cho tới khi 4 tới 6 tuần sau khi sanh, và tới 40% không yêu cầu thăm khám hậu sản bởi vì 1 phần nguồn lực y tế còn hạn chế. Và kết quả của nó là người phụ nữ nhận được rất ít sự hướng dẫn về hồi phục sau sanh.
Theo CDC, từ 2011 đến 2014 thì những nguyên nhân thường gặp nhất của tử vong mẹ chu sanh bao gồm:
Nhìn chung thì tỉ lệ tử vong chu sinh mẹ là thấp nhưng nếu mẹ có các bệnh lý nội khoa kèm theo như tim mạch, béo phì hay huyết áp cao thì có nguy cơ tử vong cao hơn. Nếu bạn có những yếu tố nguy cơ này thì việc theo dõi sức khỏe sau sanh cần phải cẩn thận hơn.
Nhiều biến chứng hậu sản có thể điều trị khỏi hoàn toàn nếu như phát hiện sớm.
Chính vì vậy, bạn nên đi khám ngay lập tức khi bạn thấy các dấu hiệu sau:
Liên hệ cho nhân viên y tế nếu bạn:
Đầu tiên bạn phải ưu tiên chăm sóc sức khỏe hậu sản của bạn. Bắt đầu suy nghĩ ngay về kế hoạch chăm sóc sức khỏe hậu sản trước khi bạn sanh. Sau khi sanh, liên hệ với nhân viện y tế để được tư vấn về các biến chứng thường gặp ở giai đoạn hậu sản và những biện pháp theo dõi đặc biệt. Bạn cần biết được những dấu hiệu hay triệu chứng nào là bất thường.
Theo ACOG- hiệp hội Sản Phụ khoa Hoa kỳ hiện tại khuyến cáo chăm sóc hậu sản là 1 quá trình liên tục chứ không phải chỉ là những lần thăm khám trong ngày. Giữ liên lạc với nhận viên y tế trong 3 tuần đầu tiên sau sanh. Trong vòng 12 tuần sau sanh bạn nên tìm đến nhân viên y tế để được đánh giá 1 cách toàn diện. Nhờ sự hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè trong việc chăm sóc trẻ.
Trong thời gian thăm khám hậu sản, bác sĩ sẽ kiểm tra về các vấn đề tâm lý, thảo luận về biện pháp ngừa thai và thời gian tới lần sanh sau, đồng thời cũng cung cấp thông tin về chăm sóc trẻ sơ sinh và nuôi con bằng sữa mẹ, các bài tập thể dục cũng như các biện pháp giúp giảm mệt mỏi. Bác sĩ sẽ khám về vết mổ, tử cung và tầng sinh môn của bạn để đảm bảo đang hồi phục tốt. Đây là thời điểm tốt nhất để bạn có thể thảo luận với bác sĩ về các vấn đề của mình, chẳng hạn như khi nào có thể quan hệ vợ chồng lại hoặc thích nghi với việc có em bé như thế nào.
Thêm vào đó, bất kì khi nào bạn đến gặp nhân viên y tế sau sanh, bạn phải nhớ chính xác ngày sanh của con để bác sĩ có thể xác định chính xác triệu chứng của bạn liên quan tới vấn đề gì.
Tìm hiểu thêm: Các xét nghiệm sàng lọc sau sinh mà mẹ bầu cần nắm rõ
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh