✴️ Hướng dẫn thực hiện xét nghiệm phát hiện nhiễm mới HIV ... (P2)

PHỤ LỤC 02:

 PHIẾU THÔNG TIN ĐỐI TƯỢNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV (TVXN HIV)

   

Cách ghi: + Với các đối tượng  chỉ định thực hiện xét nghiệm nhiễm mới, ghi “XN nhiễm mới” vào cột ghi chú (11).

2. Sổ xét nghiệm sàng lọc HIV

Cách ghi xét nghiệm nhiễm mới HIV vào sổ:

Ghi lý do không chỉ định làm xét nghiệm nhiễm mới vào cột ghi chú (tại cột 13) nếu đối tượng không làm XN nhiễm mới HIV

Cách ghi kết quả nhiễm mới HIV:

Xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh:

Có phản ứng tại vạch chứng và vạch xác định nhiễm mới: ghi R+;

Có phản ứng tại vạch chứng, vạch nhiễm mới và vạch nhiễm lâu: ghi LT.

Chỉ có 1 vạch chứng: ghi âm tính.

Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV: ghi cụ thể số lượng copy/ml.

Ghi nhận kết quả: nhiễm mới (NM); nhiễm lâu (NL)

Thứ tự ghi kết quả tại cột (13): Kết quả XN bằng sinh phẩm nhanh, XN TLVR/ghi nhận kết quả nhiễm mới.

Ví dụ: R+, 1500/NM hoặc LT/NL hoặc R+, 700/NL.

3. Sổ xét nghiệm khẳng định HIV

 

Cách ghi xét nghiệm nhiễm mới HIV vào sổ:

Ghi lý do không chỉ định làm xét nghiệm nhiễm mới vào cột ghi chú (tại cột 18)

Cách ghi kết quả nhiễm mới HIV:

Xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh:

Có phản ứng tại vạch chứng và vạch xác định nhiễm mới: ghi R+;

Có phản ứng tại vạch chứng, vạch nhiễm mới và vạch nhiễm lâu: ghi LT.

Chỉ có 1 vạch chứng: ghi âm tính.

Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV ghi cụ thể số lượng copy/ml.

Ghi nhận kết quả: nhiễm mới (NM); nhiễm lâu (NL)

Thứ tự ghi nhận kết quả tại cột (17): Kết quả XN bằng sinh phẩm nhanh, XN TLVR/ghi nhận kết quả nhiễm mới.

Ví dụ: R+, 1500/NM hoặc LT/NL hoặc R+, 700/NL.

4. Phiếu trả lời kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV

 

Cách ghi xét nghiệm nhiễm mới HIV vào sổ:

Cách ghi kết quả nhiễm mới HIV tại cột ghi chú (Cột số 13):

Xét nghiệm nhiễm mới HIV bằng sinh phẩm nhanh:

Có phản ứng tại vạch chứng và vạch xác định nhiễm mới: ghi R+;

Có phản ứng tại vạch chứng, vạch nhiễm mới và vạch nhiễm lâu: ghi LT.

Chỉ có 1 vạch chứng: ghi âm tính.

Xét nghiệm tải lượng vi rút HIV ghi cụ thể số lượng copy/ml.

Ghi nhận kết quả: nhiễm mới (NM); nhiễm lâu (NL)

Thứ tự ghi nhận kết quả tại cột (13): Kết quả XN bằng sinh phẩm nhanh, XN TLVR/ghi nhận kết quả nhiễm mới.

Ví dụ: R+, 1500/NM hoặc LT/NL hoặc R+, 700/NL.

 5. Báo cáo tổng hợp các trường hợp ghi nhận xét nghiệm nhiễm mới HIV

 

6. Báo cáo truy vết ca nhiễm mới (Dùng cho cơ sở tư vấn xét nghiệm, sàng lọc HIV: gửi Đơn vị phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh) 

 

PHỤ LỤC 04: QUY TRÌNH LẤY MẪU, ĐÓNG GÓI VÀ VẬN CHUYỂN MẪU

Lấy mẫu máu

Chuẩn bị dụng cụ:

Bông thấm nước vô trùng, cồn 70 độ hoặc cồn i-ốt, băng cá nhân;

Bơm kim tiêm (6ml hoặc 10ml, đầu kim 21G - 23G) hoặc bộ dụng cụ lấy máu bằng ống hút chân không (vacutainer, kim 21G - 23G, giá đỡ), dây ga-rô, giá để ống nghiệm, bút dạ (loại mực chịu nước);

Ống lấy máu có chứa chất chống đông EDTA hoặc chất chống đông khác theo yêu cầu của kỹ thuật sử dụng (tốt nhất là dạng phun sương). Không dùng chất chống đông bằng Heparin vì sẽ ức chế phản ứng của kỹ thuật sinh học phân tử;

Đầu côn có lọc (không có ADNase/ARNase); ống cryotube (1,8 - 2ml, không có ADNase/ARNase); hộp đựng các vật sắc nhọn và rác thải y tế;

Găng tay không bột (trường hợp không có găng tay không bột có thể dùng găng tay thường nhưng phải rửa sạch bột talcum trước khi lấy máu cho bệnh nhân).

Chuẩn bị lấy mẫu:

Điền đầy đủ thông tin của người bệnh (họ tên, mã số, tuổi) và giờ, ngày lấy mẫu trên ống đựng mẫu;

Kiểm tra, đối chiếu tên người bệnh, mã số trên phiếu và trên ống nghiệm;

Rửa tay và đi găng tay.

Tiến hành lấy máu:

Xác định vị trí lấy máu (tĩnh mạch) và ga rô cách vị trí lấy máu 5cm về phía trên;

Sát trùng vị trí lấy máu bằng cồn 70 độ và để khô 30 giây;

Đưa kim vào tĩnh mạch lấy 6 ml máu cho vào ống có chứa chất chống đông. Có thể dùng bơm kim tiêm loại 10 ml (đầu kim cỡ 21G - 23G) để lấy máu hoặc dùng bộ dụng cụ lấy máu với ống hút chân không (vacutainer). Nếu dùng bơm kim tiêm để lấy máu thì tháo đầu kim ra (đảm bảo thao tác an toàn), để bơm tiêm chếch với thành ống nghiệm và bơm từ từ cho máu chảy theo thành ống nghiệm tránh làm vỡ hồng cầu;

Thải bỏ đầu kim vào hộp đựng các vật sắc nhọn, các chất thải không sắc nhọn khác cho vào thùng đựng rác thải y tế;

Sát trùng lại vị trí đã lấy máu bằng cồn 70 độ và băng lại;

Sau khi lấy máu vào ống có chất chống đông, trộn đều bằng cách nhẹ nhàng đảo ngược ống máu 8-10 lần hoặc để trên máy xoay trộn trong tối thiểu 2 phút. Để ống máu ở nhiệt độ phòng tối thiểu 15 phút và bảo quản ở 2 oC -8 oC cho đến khi chuyển đến phòng xét nghiệm;

Nếu trong vòng 8 giờ kể từ khi lấy mẫu máu mà không gửi được đến phòng xét nghiệm thì bắt buộc phải ly tâm tách huyết tương.

Hướng dẫn tách huyết tương từ mẫu máu toàn phần:

Ly tâm ống máu với tốc độ 2.500 – 3.000 vòng/phút trong 20 phút ở nhiệt độ phòng (18-25 ) hoặc tốt nhất là ở 4 oC;

Dùng pi-pét với đầu côn có lọc (không có ADNase/ARNase) để hút toàn bộ huyết tương chuyển sang 02 ống cryotube đã có dán mã số tương ứng: ống 1 lấy 1 ml (tối thiểu 0,8 ml) và ống 2 lấy 1-2 ml (tối thiểu 1,0 ml);

Mẫu huyết tương bảo quản ở 2 oC - 8 oC trong vòng 3-5 ngày (tùy thuộc kỹ thuật sử dụng tại đơn vị xét nghiệm) nếu cần bảo quản lâu hơn phải bảo quản từ âm 20 oC đến âm 70 oC cho đến khi thực hiện xét nghiệm tải lượng HIV, giải trình tự hoặc các xét nghiệm khác nếu chưa thực hiện ngay.

Đóng gói mẫu bệnh phẩm

Đeo găng tay đóng chặt các nắp của ống mẫu và xếp tất cả các ống mẫu theo phương thẳng đứng vào trong giá đựng mẫu. Dùng băng dính cố định các ống mẫu trong giá đựng mẫu. Cho mẫu đã được cố định và vật liệu thấm hút (bông hoặc giấy thấm nước) để trong túi nylon dán kín.

Đặt túi nylon có chứa mẫu và cho đủ vật liệu thấm hút (bông hoặc giấy thấm nước) vào thùng vận chuyển mẫu.

Đặt các túi tích lạnh vào thùng đựng mẫu để đảm bảo mẫu được bảo quản từ 2-8oC trong quá trình vận chuyển.

Đóng nắp thùng đựng mẫu và chốt khoá lại. Trường hợp không có chốt khoá thì dùng băng dính dán xung quanh.

Dán hoặc in ký hiệu nguy hiểm sinh học và số điện thoại liên hệ trong trường hợp khẩn cấp bên ngoài của hộp đựng mẫu bệnh phẩm.

Vận chuyển bệnh phẩm

Vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm khẳng định HIV

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 2674/QĐ-BYT ngày 27/4/2018 của Bộ Y tế về việc ban hành Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV.

Vận chuyển mẫu đến phòng xét nghiệm sinh học phân tử HIV

Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 1112/QĐ-BYT ngày 26/3/2019 của Bộ Y tế  về việc ban hành Hướng dẫn xét nghiệm tải lượng HIV trong theo dõi điều trị HIV/AIDS và trả kết quả xét nghiệm đo tải lượng HIV cho cơ sở gửi mẫu.

Tiếp nhận và sử dụng mẫu bệnh phẩm

Tiêu chuẩn mẫu đạt yêu cầukhi đủ các tiêu chuẩn sau:

Mẫu huyết tương chống đông bằng chất chống đông đúng quy định

Mẫu trong, không tán huyết

Đủ thể tích

Có mã số rõ ràng

Được bảo quản theo đúng nhiệt độ quy định: 2-8oC trong vòng 3-5 ngày (kể từ lúc lấy mẫu hoặc bảo quản ở -20 oC trở xuống nếu để lâu hơn

Vận chuyển mẫu huyết tương ở nhiệt độ 2-8 oC trong vòng 3-5 ngày. Nếu vận chuyển mẫu đông đá thì phải vận chuyển bằng đá khô.

Tiêu chuẩn mẫu không đạt yêu cầu: Khi có một trong các tiêu chuẩn sau mẫu sẽ bị loại bỏ:

Mẫu tán huyết, mẫu dùng chất chống đông bằng Heparin

Không đủ thể tích theo quy định

Mã số không có hoặc không rõ

Được bảo quản và vận chuyển không đúng nhiệt độ quy định.

Sử dụng mẫu bệnh phẩm

Ống huyết tương số 1 và số 2 được tách chiết cùng một lúc và vận chuyển về phòng xét nghiệm khẳng định HIV. Sau đó: 

Ống mẫu số 1: Dùng để xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV và xét nghiệm nhiễm mới.

Ống mẫu số 2: Đối với các mẫu có kết quả xét nghiệm nhiễm mới vận chuyển ống mẫu số 2 đến phòng xét nghiệm sinh học phân tử HIV để làm xét nghiệm đo tải lượng HIV và các xét nghiệm sinh học phân tử khác (nếu cần).

 

PHỤ LỤC 05: HƯỚNG DẪN TĂNG CƯỜNG TƯ VẤN XÉT NGHIỆM HIV CHO BẠN TÌNH, BẠN CHÍCH CỦA CÁC CA CÓ KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM PHÁT HIỆN NHIỄM MỚI HIV

Bước 1: Giới thiệu dịch vụ ngay khi tư vấn trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính: dù bệnh nhân có chấp thuận điều trị ARV trong ngày hay không. Nếu đối tượng nhiễm mới HIV không chấp thuận thông báo xét nghiệm cho bạn tình, bạn chích: tiến hành trong vòng 3 ngày sau khi có kết quả xét nghiệm nhiễm mới HIV

Bước 2: Trao đổi với các đối tượng và lập danh sách bạn tình, bạn chích trong 12 tháng qua: tập trung khai thác triệt để bạn tình, bạn chích trong 6 tháng gần nhất

Bước 3: Sàng lọc khả năng bạo lực trong bạn tình, bạn chích

Bước 4: Xác định biện pháp liên lạc, thông báo cho bạn tình, bạn chích:

Thương lượng các biện pháp thông báo chủ động, có hỗ trợ

Đề nghị biện pháp nhân viên y tế thực hiện ngay từ đầu

Nếu không được, thương lượng biện pháp cùng thực hiện

Sau cùng, biện pháp thỏa thuận thực hiện nếu người có HIV muốn tự thông báo

Nếu chọn biện pháp thỏa thuận thực hiện:

Yêu cầu người có HIV thông báo cho bạn tình, bạn chích trong vòng 3 ngày (thay vì 07 ngày như quy trình thông thường) sau khi tư vấn và bạn tình, bạn chích cần được xét nghiệm HIV trong vòng 1 tuần

Tiến hành biện pháp nhân viên y tế thực hiện nếu bạn tình, bạn chích không được xét nghiệm HIV trong vòng 3 ngày sau khi đã tư vấn hỗ trợ

Tiến hành tư vấn khai thác tiếp trong vòng 1 tuần nếu thấy cần thiết

Bước 5: Liên lạc với bạn tình, bạn chích

Nhân viên y tế thực hiện

Nỗ lực đầu tiên trong vòng 24 giờ sau khi có thông tin liên lạc của bạn tình, bạn chích; tối thiểu 3 nỗ lực, ít nhất 1 lần gặp trực tiếp, trong vòng 1 tuần

Bạn tình, bạn chích phải được thông báo trong vòng 1 tuần sau khi có thông tin, và phải được xét nghiệm HIV (nếu chưa biết tình trạng) trong vòng 1 tuần sau khi được thông báo

Huy động sự hỗ trợ của nhân viên cộng đồng khi cần thiết

Ghi chép thông tin và báo cáo với giám sát viên sau 1 tuần nỗ lực thông báo không có kết quả

Thỏa thuận thực hiện:

Liên lạc với người có HIV sau 3 ngày để đánh giá tình hình, hỗ trợ cho họ trong việc tự thông báo nếu cần

Đề nghị tiến hành biện pháp nhân viên y tế thực hiện nếu không có kết quả

Gọi lại vào ngày thứ 3 để đảm bảo chắc chắn bạn tình, bạn chích đã được thông báo

Nếu bạn tình, bạn chích chưa được thông báo, tiến hành liên lạc lần đầu cùng ngày

Bước 6: Xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích

Với bạn tình, bạn chích chưa xét nghiệm hoặc xét nghiệm HIV âm tính trên 6 tháng

Tư vấn tích cực và hẹn xét nghiệm HIV ngay, sớm nhất (trong vòng 1 tuần sau khi thông báo)

Đề xuất phương thức xét nghiệm HIV nhanh chóng, tiện lợi cho bạn tình, bạn chích và tránh mất dấu

Xét nghiệm HIV tại nhà, cộng đồng: chuẩn bị sẵn sàng sinh phẩm khi tư vấn trực tiếp tại nhà, cộng đồng

Cung cấp sinh phẩm tự xét nghiệm HIV

Phối hợp với đơn vị xét nghiệm HIV tại cộng đồng

Bước 7: Chuyển gửi dịch vụ cho bạn tình, bạn chích theo tình trạng HIV

Nếu bạn tình, bạn chích có HIV(+), sẽ có hai tình huống:

Đã biết HIV dương tính và chưa điều trị ARV: theo quy trình chuyển tiếp thông thường

Mới có kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính:

Kết nối điều trị ARV như thường quy

Tư vấn thông báo xét nghiệm bạn tình, bạn chích

Nếu bạn tình, bạn chích có kết quả xét nghiệm HIV(-):

Tư vấn tích cực về PrEP và chuyển tiếp đến dịch vụ PrEP trên địa bàn

Tư vấn tích cực về các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục, chuyển tiếp đến dịch vụ các bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục

Tư vấn tích cực về các dịch vụ dự phòng HIV phù hợp khác như bao cao su, bơm kim tiêm, chất bôi trơn

 

THAM KHẢO

PHỤ LỤC 06: PHIẾU THÔNG TIN BẠN TÌNH/BẠN CHÍCH CHUNG/CON ĐẺ PHƠI NHIỄM HIV

 

[*] (1) mới nhiễm HIV và chưa điều trị; (2) chưa điều trị ARV; (3) điều trị ARV <6 tháng; (4) điều trị ARV ≥6 tháng, TLVR  >200 bản sao/ml; (5) điều trị ARV ≥6 tháng, nghi ngờ thất bại; (6) điều trị ARV ≥6 tháng, TLVR  ≤200 bản sao/ml; (7) bỏ trị ARV

[**] (1) người NCMT; (2) nam có QHTD đồng giới; (3) người bán dâm; (4) người chuyển giới; (5) vợ/chồng/bạn tình/con đẻ ≤15 tuổi  của NCH; (6) bạn chích chung của NCH; (7) vợ/chồng/bạn tình của người NCMT; (8) vợ/bạn tình nữ của nam có QHTD đồng giới; (9) người mua dâm; (10) người có nhiều bạn tình; (11) bệnh nhân nghi AIDS; (12) bệnh nhân lao; (13) người mắc nhiễm trùng LTQĐTD; (14) phạm nhân; (15) phụ nữ mang thai; (16) khác

 

PHỤ LỤC 07: PHƯƠNG THỨC VÀ NỘI DUNG BÁO CÁO

Sơ đồ phối hợp các đơn vị triển khai hoạt động xét nghiệm nhiễm mới HIV

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top