NGUYÊN LÝ
Hormone chuyển hoá T3 lần đầu tiên được phát hiện bởi Gross và Pitt River năm 1952. Iođua được hấp thu qua thức ăn rồi được oxy hoá trong tuyến giáp và được tổng hợp vào acid amin tyrosin có trong thyroglobulin. Sự ghép cặp của các phân tử 3 monoiodo và 3,5 diiodotyrosine tạo thành T3, trong khi 2 phân tử 3,5 diiodotyrosine tạo ra T4, được liên kết trong chuỗi polypeptid. Các hormone được lưu trữ trong tuyến giáp ở dạng này và được phân tách protein dưới tác dụng của TSH do nhu cầu của các tế bào ngoại vi của cơ thể. Gắn với protein vận chuyển TBG, TBPA và TBA, T3 và T4 qua dòng máu đến cơ quan đích. Khoảng 99,7% tổng lượng T3 được gắn với protein và bởi vậy nó được coi là kho dự trữ phần tự do có hoạt độ hormone.
Khoảng 35 μg T3 được tạo ra trong đối tượng kho mạnh mỗi ngày, với khoảng 25 μg được tạo thành từ T4 do khử iod hoá ở ngoại vi. Hơn nữa hiệu lực hormone của T3 cao hơn T4 nhiều nên thyroxin có thể được coi là tiền hormone của T3. Tác dụng sinh lý được qui là do hormon tự do T3 và T4 là phần không gắn với protein vận chuyển. Khoảng 0,3% T3 là tồn tại dưới dạng FT3. Chức năng chính của nó là kích thích chuyển hoá. Dư thừa hoặc thiếu hụt lượng T3, tất cả các cơ quan có thể bị ảnh hưởng.
Nửa đời sống sinh lý của T3 là ~ 1 ngày, T4 là 8 ngày.
RIA-FT3 được sử dụng để xác định nồng độ T3 tự do bằng phương tiện là các ống nghiệm được tráng KT. Mẫu huyết thanh được ủ với KT đa dòng pha rắn. Cùng với sự cân bằng được tạo ra bởi T3 với protein liên kết tự nhiên, còn có một cân bằng nữa với KT trong khi ủ với huyết thanh. Lượng KT sử dụng là thấp và do vậy cân bằng trên hầu như không biến đổi.
↔TBG-T3
Ac-FT3↔ FT3↔ Alb-T3
↔TBPA- T3
Tracer FT3 được thêm vào đệm ủ chiếm một vị trí gắn KT còn trống. Sau khi dung dịch ủ được loại bỏ, ống nghiệm được chuyển sang máy đo gamma.
Cấu trúc của tracer FT3 đã bị biến đổi do vậy so với T3 nó có tính phản ứng miễn dịch cao hơn với KT. Như vậy một đường cong thích đáng nhất với độ chính xác cao có thể ghi được thậm chí với một nồng độ thấp của KT pha rắn.
CHUẨN BỊ
Người thực hiện
Bác sĩ chuyên khoa Y học hạt nhân.
Kỹ thuật viên xét nghiệm RIA
Kỹ sư, kỹ thuật viên vận hành thiết bị đo mẫu
Kỹ thuật viên xét nghiệm chuyên ngành Y học hạt nhân.
Phương tiện, hoá chất
Phương tiện
Phòng làm việc thoáng mát,đủ ánh sáng,có điều hoà đảm bảo nhiệt độ thích hợp trong quá trình ủ mẫu.
2 máy đo Gamma Counter đo 125I và xử trí mẫu tự động theo chương trình của hãng.
2 máy lắc ngang (200-350 vòng/phút,thường dùng 300 vòng/phút),2 máy trộn.
Một giá cắm bộ micropipet có số hút 50 μl và 1.000 μl,các hộp đựng đầu plastic các loại.
Giá cắm ống nghiệm .
Hoá chất:
RIA kít định lượng FT3. Thành phần gồm:
1 lọ tracer FT3 – 125I, HT < 150 kBq, 105 ml, mầu đỏ.
2 túi x 50 ống nghiệm tráng KT kháng T3 (thỏ).
7 lọ chuẩn FT3, mỗi lọ 0,5 ml huyết thanh người và sodium azide (Na3N) với miền nồng độ từ 0 – 50 pg/ml (0-77 pmol/l).
1 lọ huyết thanh kiểm tra (CS) FT3 chứa 0,5 ml huyết thanh người và Na3N có nồng độ cho trước.
1 túi plastic.
1 hướng dẫn sử dụng.
Thành phần kit bảo quản ở 2-8oC phải đưa về nhiệt độ phòng trước khi sử dụng.
Tất cả các hoá chất không sử dụng nữa nên bảo quản ở 2-8oC. Các ống nghiệm tráng KT không sử dụng sau khi mở gói phải được bảo quản trong túi nhựa được cung cấp cùng với kit.
CHỈ ĐỊNH
Tất cả những ngườibệnh có bệnh liên quan đến tuyến giáp.
Lồi mắt không rõ nguyên nhân.
Nhịp tim nhanh không rõ nguyên nhân.
Cường giao cảm,tay run…
CHỐNG CHỈ ĐỊNH:
Không có.
CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH
Lấy bệnh phẩm
Người bệnh cần nhịn ăn sáng,được lấy 1-2 ml máu tĩnh mạch không chống đông.
Tiến hành kỹ thuật
Sau khi lấy mẫu máu, huyết thanh được tách bằng phương pháp thông thường. Tiến hành định lượng ngay hoặc bảo quản đến 24h ở 2-8oC. Thời gian bảo quản lâu hơn nên để ở -20oC, thích hợp hơn là chia đều,tránh làm đông lặp đi lặp lại và tránh làm tan đông. Sau khi làm tan đông, mẫu huyết thanh phải được trộn cẩn thận.
Quy trình định lượng FT3
Bảng 1: Quy trình định lượng FT3
|
Chuẩn (l) |
HTKT(l) |
Mẫu(l) |
|
||||||||
Nhãn ống |
S0 |
S1 |
S2 |
S3 |
S4 |
S5 |
S6 |
CS |
1 |
2 |
n |
|
Chuẩn
|
S0 |
50 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
S1 |
|
50 |
|
|
|
|
|
|||||
S2 |
|
|
50 |
|
|
|
|
|||||
S3 |
|
|
|
50 |
|
|
|
|||||
S4 |
|
|
|
|
50 |
|
|
|||||
S5 |
|
|
|
|
|
50 |
|
|||||
S6 |
|
|
|
|
|
|
50 |
|||||
HTKT |
|
|
|
|
|
|
|
50 |
|
|
|
|
Mẫu người bệnh |
|
|
|
|
|
|
|
|
50 |
50 |
n |
|
125I-tracer, đỏ |
←1000 μl → |
|
|
|||||||||
|
Lắc trong 120 phút, 300v/p, t0 phòng |
|
|
|||||||||
|
Đổ, úp khô |
|
|
|||||||||
|
Đo trong 1 phút |
|
|
Như bảng 1, đánh số đầy đủ các ống nghiệm (7 chuẩn, HTKT, mẫu). Tất cả các ống nghiệm trong một m nên được xử trí giống nhau. Mỗi m nên xây dựng một đường cong chuẩn mới.
50 μl chuẩn (hoặc mẫu của người bệnh) được nhỏ vào đáy các ống nghiệm tráng KT. Mỗi mẫu nên sử dụng một đầu pipet mới.
1000 μl dung dịch tracer FT3-125I được nhỏ vào mỗi ống.
Các ống nghiệm sau đó được lắc trên máy lắc ngang trong 120 phút ở nhiệt độ phòng (17-27oC).
Đổ, úp khô trên giấy thấm trong 2-5 phút, các vết dịch dính vào thành ống nghiệm được rửa sạch.
Hoạt độ phóng xạ trong các ống nghiệm được đo trong 1 phút ở kênh 125I của máy đo gamma.
NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ
Hoạt độ phóng xạ của tất cả các chuẩn từ S0- S6 được đo bằng xung/ phút (cpm), được đánh dấu dựa vào nồng độ FT3 tương ứng trên đồ thị đã được chuẩn bị. Đường cong lý tưởng thu được bằng sự nối các điểm đó. Nếu chọn cách đánh giá bằng % liên kết B/T thì tổng hoạt độ T nên được xác định và số xung đo được được chia cho giá trị này. Giá trị trung bình của mỗi ca được lấy từ 2 giá trị đo của huyết thanh chuẩn hoặc của người bệnh và nồng độ FT3 cần đo được đọc từ đường cong chuẩn.
Giá trị đổi: 1 pg/ml = 1.54 pmol/l.
Các giá trị mong đợi
Trong một nghiên cứu ở nhiều trung tâm làm RIA FT3 trên 858 đối tượng bình giáp, 95% có giá trị trong khoảng sau:
Cường giáp > 4,25 pg/ml (> 6,5 pmol/l).
Bình giáp 2,0 – 4,25 pg/ml (3,1 – 6,5 pmol/l).
Nhược giáp < 2 pg/ml (< 3,1 pmol/l).
Tuy nhiên do sự biến đổi theo vùng hoặc labo, người ta khuyên người sử dụng kit xác định các giá trị của riêng labo mình. Đặc biệt, các giá trị giảm ở người già hoặc người bệnh đang nằm viện (nhất là các người bệnh ở các đơn vị hồi sức cấp cứu).
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh