✴️ Xạ hình nhồi máu cơ tim với 111In-Anti Myosin

Nội dung

NGUYÊN LÝ

Khi tế bào cơ tim bình thường thì kháng thể đơn dòng kháng myosin (antimyosin monoclonal antibody) không vào được bên trong tế bào, nhưng khi bị tổn thương thì kháng thể này sẽ vào được bên trong tế bào và gắn với kháng nguyên, vì vậy có thể ghi hình được vùng bị hoại tử nếu ta đánh dấu kháng thể kháng myosin với 111In. Vùng nhồi máu sẽ tương ứng với vùng tập trung thuốc phóng xạ.

 

CHỈ ĐỊNH

Đánh giá vị trí, kích thước ổ nhồi máu cơ tim

Nghi ngờ có nhồi máu cơ tim

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Phụ nữ có thai và cho con bú

Người bệnh có triệu chứng nhồi máu cơ tim đang trong giai đoạn nguy kịch, đe dọa tính mạng.

 

CHUẨN BỊ

Người thực hiện

Bác sỹ chuyên khoa Y học hạt nhân

Điều dưỡng Y học hạt nhân

Cán bộ  hóa dược phóng xạ

Kỹ thuật viên Y học hạt nhân

Cán bộ an toàn bức xạ

Bác sỹ, điều dưỡng chuyên khoa tim khi cần thiết.

Phương tiện, thuốc phóng xạ

Máy ghi đo: máy Gamma Camera, SPECT, SPECT/CT có kết nối điện tim.

Thuốc phóng xạ:

Hợp chất đánh dấu: kít Anti-Myosin (đảm bảo các kít còn hạn sử dụng).

Đồng vị phóng xạ: 111In

Liều dùng: 6 - 10 mCi (222-370 MBq). Tiêm tĩnh mạch.

Dụng cụ, vật tư tiêu hao

Bơm tiêm 1ml, 3 ml, 5 ml,10 ml.

Kim lấy thuốc, kim tiêm.

Dây truyền dịch.

Bông, cồn, băng dính.

Găng tay, khẩu trang; mũ, áo choàng y tế. 

Áo chì, kính chì, cái bọc bơm tiêm bằng chì, liều kế cá nhân.

Chuẩn bị người bệnh

Giải thích cho người bệnh về quy trình xét nghiệm.

Tháo các đồ trang sức hoặc vật dùng bằng vàng, bạc, kim loại khi nằm trên bàn ghi đo.

 

CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH

Tư thế người bệnh: nằm ngửa, để tay trái lên trên.

Sử dụng bao định hướng độ phân giải cao, năng lượng thấp (LEHR), cửa sổ năng lượng 20%.

Ghi hình sau 60 phút sau tiêm thuốc phóng xạ

Thu nhận theo chế độ SPECT 30 phút.

 

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ

Hình ảnh bình thường

Bình thường cơ tim không bắt thuốc phóng xạ.

Hình ảnh bệnh lý

Khu vực ổ nhồi máu có hình ảnh tăng hoạt độ phóng xạ bất thường.

 

THEO DÕI VÀ XỬ TRÍ TAI BIẾN

Theo dõi người bệnh qua monitor điện tim

Kết hợp với cán bộ chuyên khoa tim mạch xử trí các triệu chứng nhồi máu cơ tim nếu có.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top