Một nghiên cứu được công bống trên tạp chí BMJ đã được tiến hành nhằm đánh giá khả năng hoàn thành bài test đứng thăng bằng trên 1 chân trong thời gian 10 giây với tỷ lệ tử vong và liệu test này có thể cung cấp thông tin tiên lượng có giá trị?
Thiết kế của test thăng bằng
Người tham gia nghiên cứu đứng trên 1 chân (chân trần) trên nền phẳng. khả năng thăng bằng tĩnh được đánh giá bằng việc hoàn thiện bài test này trong vòng 10 giây (chân phải hoặc chân trái). Mu bàn chân không trụ được đặt lên cẳng chân trụ, khuỷu tay mở rộng, cánh tay khép một cách tự nhiên và mắt nhìn vào một điểm nằm ngang tầm mắt cách xa 2 m (hình 1). Bác sĩ và y tá chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ người tham gia bài test để phòng ngừa té ngã và chấn thương. Khi người tham gia bài test đứng đúng thư thế, thì thời gian đếm 10 giây bắt đầu chạy.
Tiêu chí đánh giá là khả năng hoàn thành bài test trong vòng 10 giây và giữ nguyên được tư thế ban đầu mà không cần sự hỗ trợ nào khác.
Kết quả
Tổng cộng có 1702 người tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình là 61.7±6.8 tuổi và nam giới chiếm 68%. Không có biến cố hoặc tai nạn nào xảy ra trong quá trình làm bài test. Tổng cộng có 348 người (20.4%) tham gia không vượt qua bài test. Khả năng không vượt qua được bài test (cả chân trái và chân phải) tăng lên theo tuổi tác, gần như gấp đôi sau mỗi 5 tuổi (bắt đầu từ nhóm 51 – 55 tuổi). Cụ thể, số người không vượt qua bài test chiếm 4.7% ở nhóm 51 – 55 tuổi, 8.1% ở nhóm 56 – 60 tuổi, 17.8% ở nhóm 61 – 65 tuổi, 36.8% ở nhóm 66 – 70 tuổi và đa số người trong nhóm 71 – 75 tuổi không thể vượt qua bài test (53.6%).
Trong thời gian theo dõi trung vị 7 năm, 123 người tham gia bài test (7.2%) đã tử vong, đa số do nguyên nhân ung thư (32%), tim mạch (30%), bệnh hô hấp (9%) và biến chứng COVID-19 (7%). Tỷ lệ người tử vong ở nhóm không vượt qua bài test cao hơn nhóm đã vượt qua bài test (17.5% và 4.6%).
Khi so sánh các biến số giữa 2 nhóm không thể vượt qua và nhóm vượt qua bài test. Kết quả cho thấy
Bàn luận
Khả năng vượt qua bài test giảm đáng kể cùng với tuổi tác. Phân tích đơn biến cho thấy không vượt qua bài test có liên quan có ý nghĩa và trực tiếp với tuổi tác, tỷ suất vòng eo-chiều cao cao và đái tháo đường.
Nghiên cứu này đã cho thấy test thăng bằng tĩnh ở người trưởng thành được đánh giá an toàn và chỉ mất 1 – 2 phút để thực hiện. Tuy nhiên 1 – 2 phút trong phòng khám đôi khi cũng là quá nhiều đối với bác sĩ.
Nguồn
Nhật Bản: Một nghiên cứu của các chuyên gia trường Đại học Kyoto đã thu hút hơn 1.300 người tham gia, trong độ tuổi khoảng 67 tuổi. Những tình nguyện viên này đã được yêu cầu đứng bằng một chân, mở mắt và giữ thăng bằng trong khoảng 20 giây. Sau đó, các chuyên gia sẽ kiểm tra não của họ.
Kết quả của cuộc kiểm tra đột quỵ được công bố vào tháng 12/2014 khiến nhiều người bất ngờ. Hơn 30% tình nguyện viên gặp khó khăn khi giữ thăng bằng mắc bệnh mạch máu não nhỏ hoặc xuất huyết.
Nhưng do hạn chế của nghiên cứu, mặc dù những người kiểm tra đột quỵ đứng 1 chân < dưới 20 giây có liên quan đến tổn thương mạch máu nhỏ nhưng không cho biết cái nào là nguyên nhân, cái nào là hậu quả.
Nguồn
Anh Quốc: Hội đồng Nghiên cứu y khoa Anh cũng thực hiện khảo sát quốc gia trên 2.766 người ở tuổi 53. Các nhà nghiên cứu yêu cầu họ thực hiện 3 bài kiểm tra đơn giản, gồm cả thử nghiệm "Nhắm mắt đứng một chân" này. 13 năm sau, các nhà nghiên cứu quay trở lại thấy 177 người đã mất: 88 do ung thư, 47 do đột quỵ và 42 do nguyên nhân khác.
Trong 3 thử nghiệm, "Nhắm mắt đứng một chân" cho kết quả dự đoán nguy cơ tử vong chính xác nhất. Những người chỉ đứng được 2 giây, có nguy cơ tử vong cao gấp 3 lần trong 13 năm tiếp theo, so với người có thể giữ thăng bằng được 10 giây trở lên.
Yếu tố nhiễu là gì?
Nếu bạn không thực hiện được bài test đột quỵ - cũng không cần phải rối!
Bên cạnh việc test đột quỵ, quan trọng hơn cả là bạn cần có một lối sống lành mạnh để phòng ngừa đột quỵ. Ở Việt Nam, tỷ lệ tử vong vì đột quỵ đứng hàng đầu, vượt qua cả bệnh tim mạch và ung thư. Đối tượng có nguy cơ bị đột quỵ thường là nam giới trên 55 tuổi. Ngoài ra, những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, tăng huyết áp… sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh