Imodium

Nội dung

Thuốc Imodium là gì?

Thuốc Imodium được dùng để điều trị tiêu chảy cấp (bao gồm cả tiêu chảy du lịch) và các đợt tiêu chảy cấp liên quan hội chứng ruột kích thích ở người lớn. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm chuyển động của ruột, điều này làm giảm số lần tiêu phân lỏng và làm phân ít lỏng hơn.

Thành phần

  • Dược chất chính: Loperamide

  • Loại thuốc: Thuốc điều trị tiêu chảy

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nang 2mg

Công dụng 

Thuốc Imodium được dùng để điều trị tiêu chảy cấp (bao gồm cả tiêu chảy du lịch) và các đợt tiêu chảy cấp liên quan hội chứng ruột kích thích ở người lớn. Thuốc hoạt động bằng cách làm chậm chuyển động của ruột, điều này làm giảm số lần tiêu phân lỏng và làm phân ít lỏng hơn.ây ra tiêu chảy phải được chẩn đoán và chỉ định bởi bác sĩ.

Liều dùng 

  • Liều dùng thuốc Imodium cho người lớn

Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh tiêu chảy: Với liều khởi đầu, bạn uống 2 viên, sau đó dùng 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Bạn cần lưu ý tổng liều hàng ngày không nên quá 4 viên.

  • Liều dùng thuốc Imodium cho trẻ em

Liều dùng thông thường cho trẻ em mắc bệnh tiêu chảy:

Đối với trẻ em từ 6-8 tuổi, bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu 1 viên, sau đó dùng nửa viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Tổng liều hàng ngày không nên quá 2 viên.

Đối với trẻ em từ 9-11 tuổi, bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu 1 viên, sau đó dùng nửa viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Tổng liều hàng ngày không nên quá 3 viên.

Đối với trẻ em từ 12 tuổi trở lên, bạn cho trẻ dùng liều khởi đầu 2 viên, sau đó 1 viên sau mỗi lần tiêu phân lỏng. Tổng liều hàng ngày không nên quá 4 viên.

Tác dụng phụ

Thuốc Imodium có thể gây một số tác dụng phụ bao gồm:

  • Chóng mặt;

  • Mệt mỏi;

  • Đau bụng;

  • Táo bón;

  • Buồn nôn;

  • Khô miệng;

  • Phù mạch;

  • Đầy hơi trong bụng;

  • Phát ban.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Trước khi dùng thuốc, bạn nên báo với bác sĩ hoặc dược sĩ nếu:

Bạn đang mang thai hoặc cho con bú. Bạn cần phải dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ trong trường hợp này;

Bạn dị ứng với bất kì thành phần nào của thuốc Imodium;

Bạn đang dùng những thuốc khác (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng), chẳng hạn như một số loại kháng sinh;

Bạn định dùng thuốc cho trẻ em hoặc người cao tuổi;

Bạn đang hoặc đã từng mắc các tình trạng sau đây: phân đen/hắc ín, phân có máu/chất nhầy, sốt cao, nhiễm HIV/AIDS, bệnh gan, một số nhiễm trùng dạ dày – đường ruột (ví dụ như nhiễm Salmonella, Shigella), một số bệnh đường ruột (viêm loét đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc, tắc nghẽn đường ruột…);

Bạn cần phải thực hiện những công việc đòi hỏi sự tỉnh táo (ví dụ như lái xe, vận hành máy móc,…) vì thuốc có thể gây choáng váng hoặc buồn ngủ.

  • Những điều bạn cần lưu ý khi dùng thuốc Imodium trong trường hợp đặc biệt (mang thai, cho con bú, phẫu thuật,…)

Trước khi phẫu thuật, bạn nên nói cho bác sĩ về tất cả những thuốc bạn đang sử dụng (bao gồm thuốc kê toa, không kê toa và các loại thảo dược). Vẫn chưa có đầy đủ các nghiên cứu để xác định rủi ro khi dùng thuốc này trong thời kỳ mang thai hoặc cho con bú. Trước khi dùng thuốc, hãy luôn hỏi ý kiến bác sĩ để cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ.

Tương tác thuốc

  • Thuốc Imodium có thể tương tác với những thuốc

Thuốc Imodium có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

Những thuốc có thể tương tác với thuốc Imodium bao gồm:

Thuốc gây táo bón (ví dụ như thuốc kháng cholinergic như belladonna, scopolamine, benztropine; thuốc chống co thắt như glycopyrrolate, oxybutynin; một số thuốc giảm đau gây nghiện như morphine; thuốc kháng histamin như diphenhydramine; thuốc chống trầm cảm ba vòng như amitriptyline);

Cholestyramine;

Quinidine;

Ritonavir;

Saquinavir

  • Thuốc Imodium có thể tương tác với thực phẩm, đồ uống nào?

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

  • Tình trạng sức khỏe nào ảnh hưởng đến thuốc Imodium?

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

Phân đen/hắc ín;

Phân có máu/chất nhầy;

Sốt cao;

Nhiễm HIV/AIDS;

Bệnh gan;

Một số nhiễm trùng dạ dày – đường ruột (ví dụ: nhiễm Salmonella, Shigella);

Một số bệnh đường ruột (viêm loét đại tràng cấp tính, viêm đại tràng giả mạc, tắc nghẽn đường ruột,…)

return to top