Amidan được xem như một hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây hại xâm nhập vào qua đường vòm họng. Tuy nhiên, một lượng lớn vi khuẩn xâm nhập sẽ khiến cho kháng thể Amidan sản xuất ra không đủ số lượng và không đủ sức chống lại khiến cho hiện tượng viêm nhiễm xảy ra. Viêm Amidan có 2 cấp độ: Viêm Amidan cấp tính và viêm Amidan mạn tính.
Theo bác sĩ, không phải lúc nào Amidan cũng cần cắt. Chỉ khi bệnh nhận thuộc những trường hợp sau thì mới phải cắt Amidan:
– Bị tái phát viêm Amidan khoảng 5 – 6 lần, đã điều trị nội khoa nhưng không hiệu quả.
– Amidan gây ra biến chứng ảnh hưởng đến vùng tai mũi họng cũng như sức khoẻ tổng thể của người bệnh.
– Amidan có kích thước to (quá phát) gây cản trở đường thở. Đặc biệt, có thể xảy ra hiện tượng ngưng thở khi ngủ do đường hô hấp bị bít tắc bởi Amidan.
– Amidan có cấu trúc nhiều ngóc ngách, chứa những hốc mủ bã đậu gây hôi miệng.
Lựa chọn cơ sở thăm khám và phẫu thuật Amidan uy tín là việc vô cùng quan trọng mà người bệnh cần phải lưu ý. Nếu chọn những cơ sở kém chất lượng, bác sĩ tay nghề kém, trang thiết bị không hiện đại thì nguy cơ gặp phải biến chứng cao.
Những biến chứng tại chỗ của bệnh lý viêm Amidan thường gặp là: viêm tấy hoặc áp xe Amidan (đây là hiện tượng xảy ra khi viêm Amidan cấp tính không được điều trị sớm khiến cho viêm Amidan tái phát nhiều lần). Người bệnh sẽ có những triệu chứng nổi bật như khó nuốt, đau tai, họng sưng to, hơi thở có mùi hôi, đau đầu, sốt cao…
Một số biến chứng kế cận bệnh nhân có thể gặp phải có thể kể đến như viêm cầu thận, viêm màng ngoài tim, viêm khớp cấp, viêm cơ tim, nhiễm khuẩn cấp…Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện một số triệu chứng khác như nôn, sốt cao, nổi hạch…Đặc biệt, trẻ có thể gặp phải hiện tượng ngưng thở khi ngủ.
Đầu tiên, để xác định mức độ bệnh cũng như đưa ra được nhận định sơ bộ về bệnh, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám tổng quát Amidan của bệnh nhân. Bên cạnh đó, bệnh nhân sẽ được khám nội soi để đánh giá chính xác tình trạng bệnh. Người bệnh có thể lựa chọn một trong hai phương pháp là nội soi ống cứng hoặc nội soi ống mềm.
Sau khi đã có kết luận về tình trạng bệnh cũng như chỉ định phẫu thuật cắt bỏ Amidan, bệnh nhân sẽ được thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu, điện tim và chụp X-quang để xác định xem có đủ điều kiện thực hiện phẫu thuật hay không. Bộ xét nghiệm này sẽ được thực hiện trước phẫu thuật tối đa 1 tuần để bệnh nhân có thể sắp xếp ngày phẫu thuật phù hợp. Tuy nhiên, người bệnh nên sắp xếp phẫu thuật càng sớm càng tốt (có thể phẫu thuật ngay sau khi xét nghiệm) để các chỉ số không bị thay đổi nhiều hay tránh xuất hiện bệnh lý khác cần xét nghiệm lại.
Khi bước vào phẫu thuật, bác sĩ sẽ thực hiện gây mê nội khí quản. Đây là phương pháp gây mê được sử dụng tại các cơ sở y tế uy tín hiện nay. Trước tiên, bệnh nhân sẽ được đưa vào phòng mổ vô khuẩn một chiều, sau đó sẽ được gây mê an toàn bằng phương pháp gây mê nội khí quản. Phương pháp này duy trì thông thoáng được cho hô hấp và vẫn kiểm soát hô hấp cho bệnh nhân trong suốt cuộc phẫu thuật.
Có nhiều phương pháp cắt Amidan được sử dụng, tuy nhiên phương pháp được đội ngũ bác sĩ áp dụng cũng như đội ngũ bệnh nhân hài lòng khi trải nghiệm là Plasma Plus. Phương pháp này được đánh giá có nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Được nghiên cứu và sản xuất tại Mỹ, một trong những quốc gia đứng đầu trên thế giới về y tế.
– Dao plasma có thiết diện mỏng, giúp hàn gắn được những mạch máu chỉ dưới 1mm.
– Lưỡi dao plasma có thể uốn lên xuống linh hoạt. Nhờ đó, bác sĩ có thể dễ dàng thực hiện những thao tác cắt đốt mà không làm tổn thương những mô lân cận.
– Lượng nhiệt sử dụng tương đối thấp (chỉ khoảng 65 – 70 độ C).
– Bệnh nhân sẽ được xuất viện sau khi 24h, nếu như bác sĩ đã kiểm tra và không có bất thường gì về sức khỏe.
– Người bệnh nhanh chóng phục hồi sức khoẻ, trở lại với công việc mà không bị đau hay gặp biến chứng gì.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh