✴️Điều trị loét dạ dày tá tràng

Xem lại: Chẩn đoán viêm loét dạ dày tá tràng

Mục tiêu điều trị 

  • Giảm triệu chứng
  • Chữa lành các tổn thương
  • Ngăn ngừa tái phát
  • Ngăn ngừa biến chứng

Điều trị

6.1. Điều trị nội khoa 

  • Kháng sinh. Được dùng phối hợp trong phác đồ diệt H. pylory. Các kháng sinh thường dùng phối hợp và có thể điều trị dài ngày. Cần lưu ý các tác dụng phụ có thể gặp do sử dụng kháng sinh
  • Thuốc ức chế tiết acid và thúc đẩy sự hồi phục. Thuốc ức chế bơm proton (PPIs) làm giảm acid dạ dày bằng cách ức chế tế bào tiết acid . Những thuốc này bao gồm omeprazol, lansoprazol, rabeprazol, esomeprazol và pantoprazol.
  • Thuốc giảm tiết. Các thuốc kháng histamin H2 làm giảm lượng acid tiết vào ống tiêu hóa, từ đó làm dịu cơn đau và thúc đẩy sự hồi phục vết loét. Các thuốc này gồm cimetidin, famotidin và nizatidin.
  • Các antacids. Trung hòa acid dạ dày và giúp giảm nhanh cơn đau. Tuy nhiên các thuốc này không có tác dụng hồi phục vết loét. Tác dụng phụ của nó là tiêu chảy hoặc táo bón, tùy thuộc vào thành phần của thuốc.
  • Các thuốc bảo vệ dạ dày và tá tràng

6.2. Điều trị ngoại khoa 

Được chỉ định khi bệnh nhân bị loét dai dẳng không đáp ứng với điều trị nội khoa, không tuân thủ điều trị, hoặc có nguy cơ biến chứng cao. Các phẫu thuật bao gồm cắt dây thần kinh phế vị hoặc cắt bỏ một phần dạ dày

Lối sống và các biện pháp phòng bệnh tại nhà 

Để tăng cường hiệu quả điều trị cần:

  • Cân nhắc chuyển đổi thuốc giảm đau. Nếu bệnh nhân sử dụng thuốc giảm đau thường xuyên, hãy hỏi bác sĩ xem liệu paracetamol có thể là lựa chọn thay thế được không.
  • Kiểm soát căng thẳng. Tránh hoặc giảm bớt căng thẳng bằng cách tập thể dục, dành thời gian với bạn bè hoặc viết nhật ký.
  • Không hút thuốc lá. Hút thuốc lá có thể ảnh hưởng đến lớp màng bảo vệ của dạ dày khiến dạ dày dễ bị viêm loét hơn, đồng thời cũng làm tăng acid trong dạ dày.
  • Hạn chế hoặc ngưng uống rượu. Sử dụng quá nhiều rượu có thể gây kích ứng và bào mòn lớp niêm mạc trong dạ dày và ruột, gây viêm và chảy máu.
  • Theo dõi, giáo dục về tình trạng của bệnh nhân. Hướng dẫn bệnh nhân tuân thủ sử dụng thuốc để tăng hiệu quả và thời gian điều trị.

Đừng quên tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ

Sau khi đã uống hết thuốc theo đơn của bác sĩ, bệnh viêm loét dạ dày sẽ có các chuyển biến khác nhau tùy theo chế độ sinh hoạt cũng như cơ địa và tình trạng bệnh của các bệnh nhân. Vì vậy, để có thể kiểm soát được tình trạng bệnh và xác định đúng phương pháp điều trị bệnh viêm loét dạ dày, bệnh nhân cần phải tuân theo lịch tái khám bác sĩ yêu cầu.

Thông thường các bác sĩ sẽ kê thuốc theo đơn khoảng 2 – 4 tuần, và sẽ hẹn bệnh nhân tái khám để xem kết quả sau khi sử dụng đơn thuốc đó. Bệnh nhân tuyệt đối không tự ý bỏ thuốc, hoặc hủy lịch tái khám khi thấy bệnh đã thuyên giảm hoặc không còn triệu chứng nào của bệnh viêm loét dạ dày, đặc biệt bệnh nhân tuyệt đối không sử dụng lại đơn thuốc, cũng như sử dụng đơn thuốc điều trị viêm loét dạ dày của bệnh nhân khác, điều này cực kì không tốt, đôi khi còn phản tác dụng của thuốc.

Nếu bệnh viêm loét dạ dày đã được điều trị ổn định, các bạn vẫn nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kiểm tra định kỳ, để ngăn ngừa tình trạng bệnh tái phát.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top