Janumet Xr

Thuốc Janumet Xr là gì?

Với thành phần chính là Metformin Hydrochloride, Sitagliptin, giúp điều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.

Thành phần

  • Dược chất chính: Metformin Hydrochloride, Sitagliptin.

  • Loại thuốc: Thuốc chống đái tháo đường (uống)

  • Dạng thuốc, hàm lượng: Viên nén bao phim 50mg/1000mg

Công dụng

Thuốc được chỉ định dùng để:

  • Ðiều trị bệnh đái tháo đường không phụ thuộc insulin (typ II): Ðơn trị liệu, khi không thể điều trị tăng glucose huyết bằng chế độ ăn đơn thuần.

  • Có thể dùng metformin đồng thời với một sulfonylurê khi chế độ ăn và khi dùng metformin hoặc sulfonylurê đơn thuần không có hiệu quả kiểm soát glucose huyết một cách đầy đủ.

Liều dùng 

Cách dùng

Thuốc dùng uống. Nên dùng cùng với thức ăn: Dùng cùng bữa ăn, tăng liều từ từ nhằm giảm tác dụng phụ đường tiêu hóa.

Liều dùng

  • Người lớn:

Dựa trên tình trạng của bệnh nhân, liều khởi đầu dùng thuốc này sẽ khác nhau. Bác sĩ có thể hiệu chỉnh liều cho bạn dựa trên hiệu quả và khả năng dung nạp của thuốc sao cho liều tối đa không vượt quá 100 mg sitagliptin và 2000 mg metformin mỗi ngày.

Liều khởi đầu khuyến cáo cho những bệnh nhận bị đái tháo đường chưa được điều trị với metformin: Bạn dùng 50 mg sitagliptin và 500 mg metformin hydrochloride uống hai lần mỗi ngày, sau đó tăng liều dần dần để giảm tác dụng phụ trên tiêu hóa liên quan đến metformin.

Liều khởi đầu khuyến cáo cho bệnh nhân bị đái tháo đường đã được điều trị với metformin: Bạn dùng 50 mg sitagliptin uống 2 lần mỗi ngày kềm với liều metformin bạn đã dùng trước đó. Nếu bạn đã dùng metformin liều 850 mg 2 lần mỗi ngày thì liều khởi đầu Janumet khuyến cáo là 50 mg sitagliptin + 1000 mg metformin hydrochloride 2 lần mỗi ngày.

  • Trẻ em:

Liều dùng cho trẻ em (dưới 18 tuổi) vẫn chưa được nghiên cứu và chứng minh. Thuốc này có thể không an toàn cho trẻ. Bạn cần hiểu rõ về an toàn của thuốc trước khi dùng thuốc cho trẻ. Bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ để biết thêm chi tiết.

Tác dụng phụ

  • Tác dụng phụ không mong muốn (ADR):

Những tác dụng phụ thường gặp nhất của metformin là các vấn đề về tiêu hóa. Những tác dụng này liên quan với liều, và thường xảy ra vào lúc bắt đầu điều trị, nhưng thường là nhất thời.

Thường gặp: Tiêu hóa: Chán ăn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, đầy thượng vị, táo bón, ợ nóng. Da: Ban, mày đay, cảm thụ với ánh sáng. Chuyển hóa: Giảm nồng độ vitamin B12.

Ít gặp: Huyết học: Loạn sản máu, thiếu máu bất sản, thiếu máu tan huyết, suy tủy, giảm tiểu cầu, mất bạch cầu hạt. Chuyển hóa: Nhiễm acid lactic.

Lưu ý 

Thận trọng khi sử dụng

  • Ðối với người bệnh dùng metformin, cần theo dõi đều đặn các xét nghiệm cận lâm sàng, kể cả định lượng đường huyết, để xác định liều metformin tối thiểu có hiệu lực. Người bệnh cần được thông tin về nguy cơ nhiễm acid lactic và các hoàn cảnh dễ dẫn đến tình trạng này.

  • Người bệnh cần được khuyến cáo điều tiết chế độ ăn, vì dinh dưỡng điều trị là một khâu trọng yếu trong quản lý bệnh đái tháo đường. Ðiều trị bằng metformin chỉ được coi là hỗ trợ, không phải để thay thế cho việc điều tiết chế độ ăn hợp lý.

  • Metformin được bài tiết chủ yếu qua thận, nguy cơ tích lũy và nhiễm acid lactic tăng lên theo mức độ suy giảm chức năng thận.

  • Metformin không phù hợp để điều trị cho người cao tuổi, thường có suy giảm chức năng thận; do đó phải kiểm tra creatinin huyết thanh trước khi bắt đầu điều trị.

  • Phải ngừng điều trị với metformin 2 - 3 ngày trước khi chiếu chụp X quang có sử dụng các chất cản quang chứa iod, và trong 2 ngày sau khi chiếu chụp. Chỉ dùng trở lại metformin sau khi đánh giá lại chức năng thận thấy bình thường.

  • Có thông báo là việc dùng các thuốc uống điều trị đái tháo đường làm tăng tỷ lệ tử vong về tim mạch, so với việc điều trị bằng chế độ ăn đơn thuần hoặc phối hợp insulin với chế độ ăn.

  • Sử dụng đồng thời các thuốc có tác động đến chức năng thận (tác động đến bài tiết ở ống thận) có thể ảnh hưởng đến sự phân bố metformin.

  • Phải ngừng dùng metformin khi tiến hành các phẫu thuật.

  • Không dùng metformin ở người bệnh suy giảm chức năng gan.

  • Metformin chống chỉ định đối với người mang thai. Trong thời kỳ mang thai bao giờ cũng phải điều trị đái tháo đường bằng insulin.

  • Cần cân nhắc nên ngừng cho con bú hoặc ngừng thuốc, căn cứ vào mức độ quan trọng của thuốc đối với người mẹ trong thời kì đang cho con bú.

Tương tác thuốc

  • Các loại thuốc có thể xảy ra tương tác:

Giảm tác dụng: Những thuốc có xu hướng gây tăng glucose huyết (ví dụ, thuốc lợi tiểu, corticosteroid, phenothiazin, những chế phẩm tuyến giáp, oestrogen, thuốc tránh thụ thai uống, phenytoin, acid nicotinic, những thuốc tác dụng giống thần kinh giao cảm, những thuốc chẹn kênh calci, isoniazid, có thể dẫn đến giảm sự kiểm soát glucose huyết.

Tăng tác dụng: Furosemid làm tăng nồng độ tối đa metformin trong huyết tương và trong máu, mà không làm thay đổi hệ số thanh thải thận của metformin trong nghiên cứu dùng một liều duy nhất.

Tăng độc tính: Những thuốc cationic (ví dụ amilorid, digoxin, morphin, procainamid, quinidin, quinin, ranitidin, triamteren, trimethoprim, và vancomycin) được thải trừ nhờ bài tiết qua ống thận có thể có khả năng tương tác với metformin bằng cách cạnh tranh với những hệ thống vận chuyển thông thường ở ống thận.

Cimetidin làm tăng (60%) nồng độ đỉnh của metformin trong huyết tương và máu toàn phần, do đó tránh dùng phối hợp metformin với cimetidin.

  • Các loại thực phẩm, đồ uống có thể xảy ra tương tác:

Thực hiện chế độ ăn lành mạnh theo sự chỉ định của bác sĩ.

return to top