Thông tin về rối loạn lưỡng cực

Nội dung

Rối loạn lưỡng cực là gì?

Rối loạn lưỡng cực là một bệnh tâm thần, nó gây ra thay đổi tâm trạng thất thường. Tình trạng đó cũng được gọi là bệnh hưng trầm cảm. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và ở cả hai giới nam và nữ.

 

Phân loại rối loạn lưỡng cực

Có một số loại khác nhau của rối loạn lưỡng cực. Phân loại rối loạn lưỡng cực phụ thuộc vào thời gian nhanh hay chậm chuyển từ cảm xúc hưng trầm cảm về cảm xúc ban đầu và ngược lại, cũng như mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

 

Một số dấu hiệu của bệnh rối loạn lưỡng cực

Trong một khoảng thời gian nhất định, người bị mắc bệnh cảm thấy rất vui, tràn đầy năng lượng và có thể làm mọi việc. Người đó có thể không muốn nghỉ ngơi trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “hưng cảm”. Trong một khoảng thời gian khác, người mắc bệnh lại cảm thấy rất buồn và thất vọng. Người đó không muốn làm mọi việc trong thời gian này. Cảm xúc đó được gọi là “trầm cảm”. Người bị mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có thể nhanh chóng chuyển từ cảm xúc hưng phấn sang trầm cảm và ngược lại.

 

Một số dấu hiệu khác của cảm xúc “hưng cảm”:

  • Cảm thấy rất hưng phấn
  • Suy nghĩ và nói rất nhanh mà người khác không theo kịp suy nghĩ của bạn
  • Không cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi
  • Cảm thấy mình rất mạnh mẽ và quan trọng
  • Gặp rắc rối trong những việc đòi hỏi sự tập trung
  • Dành quá nhiều tiền cho một chuyện không đáng
  • Nghiện rượu và thuốc
  • Quan hệ tình dục mà không có biện pháp bảo vệ thai nhi hoặc bệnh

 

Một số dấu hiệu khác của cảm xúc “trầm cảm”:

  • Không có hứng thú với mọi thứ mà bạn từng thích, bao gồm cả việc quan hệ
  • Cảm thấy buồn hoặc tê cóng
  • Rất dễ mặc cảm và khóc dù không có lí do gì
  • Cảm giác chậm chạp, không ngủ được hoặc cáu gắt
  • Cảm thấy tồi tệ hoặc tội lỗi
  • Thay đổi cảm giác thèm ăn, thay đổi cân nặng ngoài ý muốn
  • Khó nhớ lại mọi thứ, khó tập trung hoặc đưa ra quyết định
  • Đau đầu, đau lưng hoặc rối loạn chuyển hóa
  • Khó ngủ hoặc muốn ngủ mọi lúc mọi nơi
  • Luôn cảm thấy mệt mỏi
  • Nghĩ đến cái chết và tự tử

 

Nguyên nhân gây nên rối loạn lưỡng cực

Rối loạn lưỡng cực bị gây nên do mất cân bằng hóa học trong não. Ở một số trường hợp, bệnh có tính chất gia đình. Nếu bạn có bố mẹ bị bệnh rối loạn lưỡng cực, bạn có thể có nguy cơ cao mắc bệnh.

 

Bệnh rối loạn chuyển hóa lưỡng cực được điều trị như thế nào?

Bác sĩ gia đình có thể điều trị rối loạn lưỡng cực. Bác sĩ có thể cũng muốn bạn gặp tới bác sĩ tâm lí. Bạn và bác sĩ nên làm việc cùng nhau để kiểm soát sự thay đổi tâm trạng của bạn và chắc chắn rằng bạn vẫn đang ở trạng thái an toàn.

Rối loạn lưỡng cực được điều trị bằng thuốc để ngăn chặn sự thay đổi cảm xúc. Chất ổn định cảm xúc trong thuốc được sử dụng để cân bằng cảm xúc khi chúng lên cao hoặc xuống thấp. Thuốc chống trầm cảm có thể giúp giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm như mệt mỏi, chán nản,... Bác sĩ có thể kê thêm một số thuốc khác nếu cần thiết. Các thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực không có tác dụng ngay tức thì, nhưng bạn có thể bắt đầu thấy sự ổn định về cảm xúc sau một vài tuần. Hãy chắc chắn rằng bạn mua đúng loại thuốc bác sĩ kê.

Các buổi tư vấn cùng bác sĩ gia đình hoặc bác sĩ tâm lí có thể giúp bạn giải tỏa các vấn đề về căng thẳng, vấn đề gia đình và các mối quan hệ. Việc tư vấn là rất quan trọng nếu bạn đang mắc bệnh rối loạn lưỡng cực.

Một vài bệnh nhân mắc rối loạn lưỡng cực không muốn điều trị. Thông thường, họ không nhận ra ảnh hưởng của bệnh tới cuộc sống của họ và những người xung quanh. Ngoài ra, họ cảm thấy tràn đầy năng lượng và hiệu quả trong mọi việc khi ở trạng thái “hưng cảm” và không hề muốn thoát ra khỏi trạng thái đó.

 

Những điều người mắc bệnh rối loạn lưỡng cực có thể làm để khiến bản thân tốt hơn

  • Chia sẻ cho bác sĩ mọi triệu chứng, tiểu sử sức khỏe của bạn và gia đình. Nhiều người mắc bệnh vẫn mặc cảm khi nói về quá khứ của bản thân và gia đình. Điều đó làm cho việc chẩn đoán không chính xác. Chẩn đoán chính xác giúp bệnh nhân có được hướng điều trị đúng đắn.
  • Tìm hiểu về bệnh và nói chuyện với gia đình. Bác sĩ sẽ gợi ý cho bạn các nguồn thông tin uy tín.
  • Tạo cho bạn một thói quen đều đặn. Đi ngủ và thức dậy ở cùng một giờ. Tạo một chế độ ăn uống khỏe mạnh và luyện tập thể thao đều đặn cũng vô cùng quan trọng.
  • Bạn nên uống thuốc đều đặn hàng ngày, không dừng đột ngột ngay cả khi đã cảm thấy khá hơn. Sử dụng thuốc và điều trị có thể tốn nhiều thời gian và ảnh hưởng tới cuộc sống của bạn. Hãy cố gắng kiên nhẫn và tập trung vào mục tiêu của mình.
  • Tránh các chất chứa caffein, thuốc cảm cúm, thuốc dị ứng và thuốc giảm đau. Hỏi bác sĩ của bạn trước khi bạn uống rượu hoặc sử dụng các loại thuốc khác.
  • Cố gắng tránh xa các yếu tố gây căng thẳng.
  • Tìm hiểu về các dấu hiệu sớm của bệnh. Nói với bác sĩ khi bạn nhận thấy sự thay đổi trong cảm xúc và hành vi.
  • Tham gia nhóm hỗ trợ. Bạn và gia đình có thể chia sẻ thông tin và kinh nghiệm tại đây.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top