Có một số biện pháp tránh thai sử dụng hormone có thể tương tác với một số thuốc sử dụng trong bệnh trầm cảm. Bao gồm:
Tuy nhiên, khi sử dụng vòng tránh thai và thuốc tiêm tránh thai, không ghi nhận thấy phản ứng phụ nào.
Tin tốt là không có mối tương quan nào giữa các thuốc chống trầm cảm phổ biến và các loại biện pháp tránh thai. Các thuốc chống trầm cảm bao gồm thuốc ức chế tái hấp thu serotonine (SSRI) như fluoxetine, citalopram, escitalopram, và sertraline; thuốc ức chế tái hấp thu serotonin-norepinephrine (SNRI) ví dụ như venlafaxine và duloxetine. Điều này có nghĩa là bất cứ loại thuốc chống trầm cảm nào ở trên cũng không ảnh hưởng đến hiệu quả tránh thai.
Tuy nhiên, có sự tương tác giữa thuốc chống trầm cảm 3 vòng như amitriptyline và nortriptyline nhưng loại thuốc chống trầm cảm này hiện nay đã ít được kê đơn hơn. Tương tự, tương tác giữa các biện pháp tránh thai và thuốc ức chế MAO như phenelzine và tranylcypromine, cũng như thảo dược St. John’s Wort – giải pháp thường dùng để điều trị trầm cảm, cũng đã được ghi nhận.
Khi sử dụng các thuốc tránh thai sử dụng hormone, những loại thuốc này sẽ được phân huỷ hàng ngày bởi enzyme tại gan và sau đó giải phóng vào cơ thể. Các thuốc làm giải phóng enzyme gan, ví dụ như thảo dược St.John’s Wort, sẽ kích thích các enzyme gan hoạt động nhiều hơn, dẫn đến giảm lượng hormone trong máu. Giảm estrogen và progesterone có thể không đủ để giúp bạn ngừng rụng trứng và sau đó sẽ làm tăng nguy cơ mang thai. Nếu bạn sử dụng thảo dược St.John’s Wort, bạn sẽ cần phải sử dụng một loại biện pháp tránh thai không sử dụng hormone, ví dụ như bao cao su, trong vòng 28 ngày sau khi ngừng sử dụng thảo mộc.
Với các loại thuốc chống trầm cảm không tương tác với các biện pháp tránh thai như SSRI và SNRI, thì sẽ không có sự khác biệt nào về phản ứng phụ. Tuy nhiên, với các thuốc chống trầm cảm 3 vòng và thuốc ức chế MAO, khi sử dụng dùng với các thuốc tránh thai có thể dẫn đến các phản ứng phụ. Sử dụng St.John’s Wort với thuốc tránh thai khẩn cấp cũng có thể dẫn đến các phản ứng phụ, như kinh nguyệt không đều và ra máu giữa các chu kỳ.
Có những bằng chứng cho thấy 2 loại thuốc này có thể có tác dụng tích cực, tuy nhiên, bằng chứng còn đang rất mâu thuẫn.
Nghiên cứu năm 2007 chỉ ra rằng những người bị rối loạn trầm cảm sử dụng biện pháp tránh thai hormone hỗn hợp sẽ ít bị trầm cảm hơn so với những người không sử dụng BPTT.
Với các BPTT khác như miếng dán tránh thai, vòng âm đạo, que cấy tránh thai, vòng tránh thai, chưa có bằng chứng về bất cứ mối liên quan nào giữa việc sử dụng những biện pháp này và tâm trạng.
Tuy nhiên, nghiên cứu năm 2019 cho thấy rằng BPTT sử dụng hormone có thể có tác dụng tiêu cực đến tâm trạng ở những người có tiền sử trầm cảm.
Mỗi người đều có hàm lượng hormone khác nhau và phản ứng khác nhau, do vậy, rất khó để dự đoán bạn sẽ rơi vào trường hợp nào.
Trước hết, bạn cần kiểm tra xem liệu có an toàn để sử dụng các loại thuốc thông thường trong khi đang sử dụng BPTT hormone hay không. Thứ hai, nếu bạn đổi loại thuốc mới, bạn nên đổi dần dần, mỗi lúc một loại. Nếu bạn thử 2-3 loại thuốc mới cùng một lúc, sẽ rất khó để xác định phản ứng phụ do loại nào gây ra.
Các phản ứng phụ phổ biến của các BPTT là:
Khi sử dụng cùng các thuốc chống trầm cảm, phản ứng phụ có thể rất rộng, bao gồm:
Đa số các phản ứng phụ của viên tránh thai khẩn cấp thường sẽ nhẹ và biến mất trong vòng vài tháng. Phản ứng phụ của các thuốc chống trầm cảm thường sẽ được cải thiện dần theo thời gian.
Bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ hoặc nhân viên y tế trước khi sử dụng BPTT và thuốc chống trầm cảm. Một khi bạn đã bắt đầu sử dụng cả 2 loại thuốc này, nên ghi lại nhật ký về việc sử dụng và cảm nhận của bạn hàng ngày, bao gồm cả các triệu chứng mới xuất hiện. Nếu triệu chứng mới xuất hiện, bạn sẽ có bằng chứng để cho bác sĩ thay đổi liều thuốc hoặc thay đổi phương pháp điều trị.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh