Hẹp van tim là bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như: rung tâm nhĩ, suy tim, đột quỵ nếu không được phát hiện sớm. Vậy hẹp van tim là sao, cách chữa trị thế nào tốt nhất? Mời bạn cùng đọc những thông tin hữu ích dưới đây.
Hẹp van tim là tình trạng các lá van tim không thể mở ra hoàn toàn trong quá trình lưu thông máu qua van. Bệnh lý van tim xảy ra khi các lá van bị thay đổi cấu trúc, thay vì mảnh và mềm mại như bình thường thì chúng lại bị dày lên, xơ cứng và bám dính vào nhau.
Tùy vào vị trí hẹp thì mức độ ảnh hưởng sẽ khác nhau. Cụ thể, van tim 2 lá và van động mạch chủ thường hay bị hẹp nhiều hơn so với van tim 3 lá và van động mạch phổi.
Để có thể hiểu rõ hơn hẹp van tim là sao? Bạn cần biết những nguyên nhân gây ra tình trạng hẹp van tim. Sau đây là một số nguyên nhân phổ biến gây hẹp van tim:
Bệnh lý hẹp van tim thường tiến triển chậm. Trong thời gian đầu khi bị hẹp van tim, có thể bạn sẽ không cảm nhận được bất kỳ sự thay đổi nào vì bệnh thường biểu hiện trong “âm thầm”. Các dấu hiệu hẹp van 2 lá, van động mạch chủ sẽ bộc lộ sớm hơn so với hẹp van 3 lá, van động mạch phổi.
Hẹp van tim biểu hiện qua một số triệu chứng sau đây:
Các triệu chứng trên có thể trầm trọng hơn trong trường hợp bạn mang thai, stress hoặc nhiễm trùng. Nếu như tình trạng hẹp van tim không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng, nặng hơn và suy tim cùng các triệu chứng như:
Hẹp van tim khiến cho lượng máu chuyển đến không tỷ lệ thuận với lượng máu được lưu thông đi. Điều này gây ra tình trạng ứ đọng máu ở phổi hoặc ở các buồng tim và gây ra các biến chứng nguy hiểm như:
Trong những trường hợp mới và hẹp van nhẹ, bạn chỉ cần khám định kỳ và dự phòng viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn trước khi thực hiện các thủ thuật gây chảy máu ở cơ thể như nhổ răng, phẫu thuật…
Trường hợp khi bệnh nặng hơn, xuất hiện các biểu hiện nguy hiểm như đau tức ngực, khó thở, rối loạn nhịp tim, sẽ tuỳ vào tình trạng bệnh lý để lựa chọn phương pháp điều trị khác nhau.
Đối với các trường hợp hẹp van nhẹ, bệnh nhân có thể không cần điều trị. Đối với các bệnh nhân nặng hơn, đã có triệu chứng, một số loại thuốc có thể giúp bạn giảm tình trạng hoạt động quá tải cho tim, kiểm soát nhịp tim và giảm các triệu chứng của bệnh, phòng ngừa biến chứng và trì hoãn thời gian phải can thiệp.
Một số loại thuốc được sử dụng trong bệnh hẹp van như thuốc lợi tiểu, thuốc chống đông máu, thuốc chống loạn nhịp tim và kháng sinh,… Việc sử dụng các loại thuốc này phải tuân theo chỉ định của các bác sĩ để đạt hiệu quả cao nhất, hạn chế các tác dụng phụ nhất là khi có các bệnh lý đi kèm.
Khi bệnh nặng hơn hoặc xuất hiện các biến chứng, bác sĩ có thể sẽ đưa ra chỉ định can thiệp ngoại khoa cần thiết.
Đối với những người bị hẹp van tim hoặc muốn phòng tránh hẹp van tim, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều chỉnh lại lối sống sao cho khoa học hơn:
Hi vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn có hiểu được hẹp van tim là sao, cách điều trị, phòng tránh thế nào. Hãy tạo cho mình một thói quen sinh hoạt lành mạnh và đảm bảo một chế độ ăn uống khoa học, phù hợp với bản thân nhất để phòng ngừa và điều trị bệnh hẹp van tim nhé. Đừng quên đi khám thường xuyên để phát hiện bệnh sớm và điều trị kịp thời.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh