Gai xương là một dấu hiệu thường gặp trong X-quang thoái hóa khớp. Dựa vào dấu hiệu gai xương, người ta phân thoái hóa khớp thành 4 giai đoạn. Giai đoạn 1 là nghi ngờ gai xương cho đến giai đoạn 4 là gai xương lớn. Ngoài việc gây ra biến dạng khớp, gai xương còn góp phần tăng viêm và đau do kích thích chèn ép các cấu trúc lân cận.
Thực tế, bản thân gai xương khớp không gây đau. Thay vào đó, triệu chứng này chủ yếu là do các vấn đề liên quan (thoái hoá, viêm khớp…) dẫn đến.
Ngoài ra, kích thước của gai quá lớn cũng có nguy cơ kéo theo nhiều hệ luỵ khôn lường. Chẳng hạn như, trong trường hợp gai cột sống, các đoạn xương dư thừa phát triển quá mức sẽ chèn ép rễ thần kinh gần đó và gây đau ngứa, tê yếu hay châm chích ở một số bộ phận (tay, chân…) tuỳ vào dây thần kinh bị ảnh hưởng.
Mặt khác, tùy theo vị trí xuất hiện mà người bệnh cũng sẽ có những biểu hiện, vấn đề khác nhau, ví dụ như:
Hầu hết bệnh nhân bị chèn ép rễ thần kinh bởi gai xương ở mức độ nhẹ, trung bình có thể kiểm soát tốt các triệu chứng mà không cần áp dụng đến phẫu thuật. Mục tiêu của hướng điều trị bảo tồn là chấm dứt các đợt đau viêm thông qua những giải pháp sau:
Thuốc giảm đau, đặc biệt là paracetamol, có thể là lựa chọn chữa trị đầu tay trong phần lớn trường hợp đau ít, nhẹ, không quá nghiêm trọng. Nếu người bệnh có dấu hiệu viêm, bác sĩ có thể đề xuất giải pháp phù hợp hơn, chẳng hạn như ibuprofen, naproxen… thuộc nhóm thuốc giảm đau kháng viêm không chứa steroids (NSAIDs).
Mặc dù những loại thuốc này có tác dụng ức chế enzyme liên quan đến tình trạng viêm gây đau nhức, từ đó thuyên giảm các triệu chứng khó chịu nhưng bên cạnh đó, thuốc cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến dạ dày, thận và tim mạch nếu không được dùng đúng cách. Vì vậy, bệnh nhân cần lưu ý tuyệt đối sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ. Đồng thời, nếu có bệnh sử về thận hay dạ dày, hãy báo với các chuyên khoa ngay từ đầu để họ cân nhắc kê toa loại thuốc phù hợp hơn, chẳng hạn như thuốc NSAIDs chọn lọc COX-2.
Nếu giải pháp dùng thuốc giảm đau không đem lại hiệu quả như mong đợi, tiêm steroid vào khớp có thể được chỉ định để thay thế. Sau khi được tiêm vào khớp, steroid có tác dụng tạm thời giảm sưng viêm tại đây và khu vực xung quanh, từ đó giúp giảm đau, cứng khớp. Tuy nhiên, có hai điều sau đây người bệnh nên chú ý khi lựa chọn phương pháp điều trị này, đó là:
Tuy không thể điều trị gai xương khớp nhưng tập vật lý trị liệu lại có thể hỗ trợ thư giãn cơ, khớp, đồng thời tăng cường sức mạnh và tính linh hoạt của chúng, qua đó cải thiện khả năng vận động của người bệnh. Chính vì vậy, việc luyện tập là yếu tố không thể thiếu trong mọi phác đồ điều trị các vấn đề về cơ xương khớp.
Mỗi người bệnh sẽ có kế hoạch tập luyện riêng, tùy theo tình trạng và vị trí hình thành mấu xương thừa. Tham vấn cùng các chuyên gia vật lý trị liệu có thể giúp bệnh nhân xây dựng chương trình tập hiệu quả với những bài tập phù hợp như:
Rèn luyện thể chất có thể giúp tăng cường sức mạnh cơ và cải thiện chức năng, tính linh hoạt của khớp nhưng vận động quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Vì vậy, bên cạnh việc luyện tập, bệnh nhân cũng nên chú trọng vấn đề nghỉ ngơi để cơ thể có thời gian hồi phục. Hãy tham vấn cùng các bác sĩ để cùng xây dựng quy trình hoạt động – nghỉ ngơi xen kẽ hợp lý, từ đó nâng cao hiệu quả của phác đồ điều trị.