Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th.
Chương này khác so với các chương còn lại trong cuốn sách tập trung vào việc xử lý các triệu chứng của bệnh, ở đây, dược sĩ sẽ tiến hành đánh giá các nguy cơ và đưa ra nhứng lời khuyên trong việc phòng bệnh. Nhìn chung, quá trình bệnh lý của các bệnh tim mạch phần lớn bắt đầu từ khi không có triệu chứng gì rồi phát triển dần thành một biến cố đột ngột như là đau tim hay đột quỵ. dược sĩ có thể tiến hành các biện pháp can thiệp ngay ở giai đoạn sớm (biện pháp dự phòng tiên phát ) để ngăn ngừa diễn biến bệnh lý của các bệnh tim mạch cho các cá thể trong cộng đồng mà trong đó phần lớn không có các triệu chứng tim mạch nhưng đang có những yếu tố nguy cơ gia tăng hoặc có thể xuất hiện các yếu tố nguy cơ trong tương lai. Cần lưu ý rằ các cá thể ở đây chưa chắc đã là bệnh nhân vì họ hiện không mắc bất cứ bệnh gì. Một khi họ đã gặp phải một biến cố nào đó hay đã mắc bệnh nào đó thì cần thiết phải có công tác dự phòng các biến cố sau đó hay còn gọi là dự phòng thứ phát.
Bệnh tim mạch được chia thành đột quỵ và bệnh mạch vành ( CHD). CHD xảy ra do động mạch vành bị hẹp và/hoặc do sự tắc nghẽn động mạch vành, đây là điều kiện thuận lợi dẫn tới bệnh nhồi máu cơ tim hay bệnh thiếu máu cơ tim và nó có thể xuất hiện mà không có bất kì các triệu chứng nào báo trước . CHD có thể không có triệu chứng gì cho tới khi nó bộc phát thành cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim (MI), đột tử hay các rối loạn chức năng tim mạch như loạn nhip tim hay suy tim. Một số bệnh nhân vì vậy có thể phải gánh chịu các hậu quả của bệnh thiếu máu cơ tim trong khi trước đó không có bất kì các triệu chứng nào báo trước.
CHD là một nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong và các bệnh ở Anh. Trong những năm gần đây mặc dù tỷ lệ tử vong có giảm nhưng CHD vẫn là nguyên nhân chủ yếu nhất gây tử vong ở Anh. Năm 2010 theo thống kê cứ 5 ca từ vong là nam giới thì có 1 ca là do CHD, còn nữ giới tỉ lệ này là 1/10 ; tổng số gây ra gần 80000 ca tử vong. Tỉ lệ đau thắt ngực ở Anh tuy không có con số chắc chắn nhưng ước tính đối với những người từ 65 tới 74 tuổi là 6-16 % ở nam giới và 3-10 % ở nữ giới.
Phòng ngừa CHD là một ưu tiên cấp quốc gia. The national service frame-work (NSF) ở Anh đã triển khai một kế hoạch 10 năm từ năm 2000 để đảm bảo công tác dự phòng, chẩn đoán và điều trị CHD. NSF cũng đã đưa ra mục tiêu quốc gia về việc cắt giảm khoảng 40 % tỉ lệ tử vong do bệnh tim mạch đối với những người ít hơn 75 tuổi tới năm 2010. Mục tiêu này đã đạt được sớm hơn 5 năm so với kế hoạch. Một chương trình quốc gia về sàng lọc nguy cơ tim mạch (NSH Health Checks) cũng đã được thực hiện ở Anh vào năm 2010 với dự định sàng lọc tất cả các công dân từ 40 tới 75 tuổi về nguy cơ bệnh tim mạch ( CVD). Các dược sĩ cộng đồng cũng đang tiến hành việc sàng lọc tại một số cơ sở theo hướng dẫn hiệncó.
Nguyên nhân của Bệnh tim mạch bao gồm nhiều yếu tố và thường gọi là các yêu tố nguy cơ. Những hiểu biết một cách tổng quát về các yếu tố nguy cơ này sẽ cho phép đánh giá nguy cơ tuyệt đối của bệnh tim mạch , sự đánh giá các nguy cơ này nên bắt đầu từ việc trao đổi hay thảo luận với bệnh nhân, và mục đích cuối cùng là giảm thiểu các nguy cơ tuyệt đối đó.
Đánh giá yếu tố nguy cơ mắc CHD của một cá thể đòi hỏi một cái nhìn bao quát cả các yếu tố có thể thay đổi và các yếu tố không thể thay đổi là nguyên nhân gây ra bệnh. Các yếu tố không thể thay đổi bao gồm tuổi, giới tính, chủng tộc, tiền sử gia đình về bệnh tim mạch,các yếu tố này là bất di bất dịch, không thể tác động vào được. tuy nhiên, các yếu tố có thể thay đổi lại có thể cho phép các can thiệp phát huy hiệu quả, làm giảm nguy cơ tuyệt đối của CHD
Tuổi càng tăng kéo theo nguy cơ mắc CHD càng tăng. Khoảng 80% người chết vì bệnh tim mạch là từ 65 tuổi trở lên, phụ nữ ít hơn nam giới ( Ở độ tuổi 40, cứ 2 nam giới thì 1 người có nguy cơ, còn đối với nữ giới tỉ lệ này là 1/3). Nữ giới tiền mãn kinh có nguy cơ CV tương đương nam giới.
Bệnh tim mạch thì phổ biến ở Anh hơn các quốc gia thuộc khu vực Caribe hay châu Á như Bangladesh, Ấn Độ, Parkistan hay Sri Lanka.
Nguy cơ mắc CHD gia tăng khi có người trong gia đình ( bố, mẹ, anh chị em ruột) đã từng mắc bệnh tim mạch. Nếu trong gia đình có các thành viên mắc bệnh tim mạch ở độ tuổi sớm, ví dụ như có bố hay anh em trai có biến cố tim mạch trước 55 tuổi, hay có chị em gái có biến cố tim mạch trước 65 tuổi thì là một dấu hiệu đáng quan tâm về nguy cơ tim mạch cho cá thể này.
Hiện tại ở Anh có 21% nam giới và 20% nữ giới hút thuốc. Hút thuốc được chứng minh là làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Yếu tố nguy cơ này còn liên quan tới số lượng thuốc được hút, những người nghiện thuốc nặng hay những người hút trên 20 điếu một ngày có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch gấp 2 tới 4 lần so với những người không hút thuốc. hút thuốc dù ở bất kì mức độ nào cũng không được chứng minh là an toàn. Tuy nhiên nếu bỏ hút thuốc nguy cơ này sẽ giảm.
Béo phì có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ đột quỵ, CHD, đái tháo đường typ 2, tăng huyết áp và rối loạn lipid máu, tăng cholesterol, tăng LDL và tăng triglyceride. Béo bụng ( thân hình quả táo) đặc biêt đáng lo ngại , và chỉ số vòng eo có thể giúp dự đoán nguy cơ tim mạch tốt hơn chỉ số khối BMI, vòng eo trên 94cm ở nam và trên 80cm ở nữlà yếu tố gia tăng nguy cơ CHD. Chỉ số Vòng eo giúp đánh giá nguy cơ tim mạch tốt hơn, đặc biệt là đối với những người châu Á. chỉ số BMI được tính như sau: lấy trọng lượng cơ thể tính theo Kg chia cho chiều cao bình phương tính theo mét. Với người bình thường chỉ số này nẳm trong khoảng từ 18.5 tới 25 kg/m2. Đối tượng Thừa cân cân có BMI ≥25 kg/m2, trong khi đối tượngbéo phì có BMI ≥30 kg/m2.
Với nam giới ở Anh có BMI trên 22kg/m2 ,nguy cơ mắc CHD tăng lên 10% nếu BMI tăng thêm 1 kg/m2 , vòng eo trên 94cm ở nam và trên 80cm ở nữ báo hiệu nguy cơ tim mạch tương đương người có BMI 25kg/m2. Và với Vòng eo trên 102cm ở nam và trên 88cm ở nữ, nguy cơ tim mạch là tương đương người có BMI 30kg/m2.
Năm 2011, khoảng 47% nam giới và 33% nữ giới ở Anh bị thừa cân, 24% nam giới, và 26% nữ giới béo phì. thừa cân và béo phì gia tăng theo độ tuổi, tỷ lệ người lớn béo phì đã tăng gần gấp đôi so với thời điểm giữa những năm 1980. cân nặng dao động thường xuyên cũng có liên quan tới sự gia tăng nguy cơ phát triển bệnh tim mạch.
Những bài tập aerobic đều đặn được chứng minh giúp giảm cân nặng và góp phần kiểm soát huyết áp . Không hoạt động thể chất dẫn tới tăng nguy cơ bị tăng huyết áp hay tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Uống trên 21 đơn vị trong một tuần gây tăng nguy cơ bị THA, tình trạng sẽ cải thiện nếu lượng rượu giảm. Rượu tác động xấu tới nhiều bộ phận trong cơ thể, ngoài ra gây suy gan, có thể gây vô sinh , tổn thương da, tổn thương tim, ung thư hay đột quỵ. Nhiều tai nạn, hành vi bạo lực như tình dục không an toàn đều có liên quan tới rượu. Những người dưới 20 tuổi nếu uống quá nhiều rượu có thể gây ra những tổn thương cho não đang trong quá trình phát triển. Một lượng rượu nhỏ khoảng 1 đơn vị/ ngày có thể làm giảm nguy cơ tim mạch, tuy nhiên không nên vì lí do này mà người chưa từng uống rượu lại bắt đầu sử dụng nó. Lượng rượu tối đa là 3-4 đv/ ngày với nam và 2- 3 đv/ ngày với nữ, các chuyên gia cũng khuyên trong một tuần nên có ít nhất 2 ngày không uốngrươu.
Huyết áp cao ( > 140 /90 mmHg ) được chỉ ra là một nguy cơ dẫn đến đột quỵ hay CHD. 20% người trung niên có huyết áp tâm thu trong khoảng 90-109 mmHg , đối với những người trẻ hơn tỉ lệ này thấp hơn, và những người tuổi cao hơn thì tỉ lệ này lại cao hơn. Hiện tại ước tính ở Anh có khoảng 40% đàn ông và phụ nữ bị tăng huyết áp rất nhiều trong số đó không được điều trị, và một nửa số người đã được chẩn đoán và điều trị nhưng HA được chưa đạt được tới mức khuyến cáo.
Cần xác định được Các yếu tố nguy cơ gây tăng huyết áp, bao gồm béo phì, uống quá nhiều rượu (trên 3 đv/ ngày), ăn nhiều muối và ít vận động
Bệnh tiểu đường có tác động đáng kể trong việc gia tăng nguy cơ CHD khi gặp các cơn đau tim, bệnh tiểu đường làm gia tăng nguy cơ tử vong do CHD gấp 2 tới 3 lần ở nam và từ 4 tới 6 lần ở nữ. Khoảng 80% bệnh nhân mắc đái tháo đường type 2 ( loại đái tháo đường thường gặp nhất )bị béo phì. Điều này càng làm gia tăng thêm nguy cơ mắc CHD. nếu đường huyết được kiểm soát chặt chẽ sẽ có hiệu quả đáng kể trong việc giảm các biến chứng mạch máu lớn hơn là các biến chứng mạch máu nhỏ. Điều này là do nguyên nhân gây CVD gồm rất nhiều yếu tố và tăng đường huyết chỉ là một trong các yếu tố đó.
Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng mức HbA1c khoảng 7% hoặc thấp hơn có thể giúp phòng tránh hoặc giảm các biến chứng của ĐTĐ typ 2
Các số liệu nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng có sự gia tăng nguy cơ tử vong do bệnh lí tim mạch thậm chí trước khi khởi phát bệnh ĐTĐ typ2.
Nhiều nghiên cứu bao gồm cả nghiên cứu Framingham cũng đã chỉ ra rằng mức đường máu cao có liên quan tới việc gia tăng nguy cơ mắc CHD. CHD xảy ra khi các mạch máu nuôi dưỡng cơ tim (các mạch vành) bị hẹp lại do sự tích lũy dần dần các chất béo trên thành mạch máu, hay tình trạng xơ vữa động mạch. Các mảng xơ vữa hình thành khi m LDL cholesterol bị OXH và bị giữ lại bởi các tế bào trên thành động mạch vành, khí đó sự tắc hay hẹp mạch máu bắt đầu khởi phát, ngược lại HDL choresterol là một choresterol tốt, có vai trò vận chuyển choresterol từ lòng mạch về gan và ngăn ngừa các bệnh CVD. Vì thế tỷ lệ giữa HDL và LDL là rất quan trọng, mục tiêu là có mức LDL thấp ( < 3mmol/l) và mức HDL cao ( > 1mmol/l).
Theo nguyên tắc chung, mức triglycerid càng cao thì nguy cơ gặp phải các vấn đề bất lợi cho sức khỏe càng tăng. Mức TC < 5mmol/l thường là mức mong muốn đạt được. Tuy nhiên hơn một nửa người trưởng thành ở Anh có mức TC cao hơn con số này. Tuy nhiên chỉ số LDL mới là chỉ số đáng quan tâm hơn TC, và nhiều nghiên cứu dịch tễ cũng như các nghiên cứu can thiệp về nhóm thuốc statin cũng đa việc giảm mức LDL choresterol có liên quan chặt chẽ tới việc giảm thiểu nguy cơ mắc phải các bệnh tim mạch.
Do lượng chất béo bão hòa ăn vào mỗi ngày mà lương LDL cholesterol trong máu thường có chiều hướng tăng trong khi HDL thì ngược lại. ngược lại, các chất béo bão hòa lại có tác dụng rất tốt nhờ làm giảm mức LDL. Ngoài ra, mức TC cao cũng làm tăng nguy cơ mắc CHD và đột quỵ
Việc liệt kê đầy đủ các thuốc đang sử dụng, kể cả các thuốc OTC là rất quan trọng khi mà một số thuốc có thể làm tăng nguy cơ mắc CVD. . Các thuốc có tác động tích cực lên nguy cơ mắc CVD sẽ được nhắc tới sau trong chươngnày.
Các thuốc tác động lên hệ thần kinh thực vật như adrenalin, noradrenalin, dobutamin, dopamine và phenylepherine có thể gây ra tăng dẫn truyền và tăng nguy cơ mắc suy tim. Các thuốc kê đơn phổ biến khác bao gồm thyroxin, triptans và tricyclic anti-depressants có tác dụng phụ gây CV
Các yếu tố nguy cơ dẫn tới CHD có thể thay đổi,cơ bản gồm có hút thuốc, mất cân bằng choresterol/triglyceride, THA, chế độ ăn, béo phì, nghiện rượu, ít vận động hay kiểm soát đường huyết kém trong bệnh đái tháo đường. Một y văn gần đây đã đề cập vai trò to lớn của các dược sĩ cộng đồng trong việc giảm các yếu tố nguy cơ của CHD. Các Bằng chứng đã ủng hộ cho việc mở rộng hơn việc cung cấp các dịch vụ tư vấn cai thuốc và kiểm soát nồng độ lipid qua dược cộng đồng. Cả hai bước dự phòng là dự phòng tiên phát và dự phòng thứ phát đều là những sự can thiệp quan trọng.
Trong những năm gần đây, NHS (national health service) đã ngày càng tập trung vào vấn đề cai thuốc lá , cho đây là một vấn đề quan trọng và tại Vương quốc Anh có thể nói dịch vụ cai thuốc lá hiện đứng đầu thế giới. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 13 triệu người hút thuốc lá và chi phí mà họ phải trả cho NHS là 1.7 tỉ euro mỗi năm.
Những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, sẽ có khoảng 70% người hút thuốc muốn bỏ thuốc, trong số đó chỉ có khoảng 2-3% là có thể tự từ bỏ được bằng chính quyết tâm của mình. Liệu pháp nicotin thay thế ( NRT) có thể là một cách hiệu quả cho những người hút trên 10 điếu/ ngày. So với những người không sử dụng liệu pháp này, những người được kê NRT có khă năng cai hẳn được thuốc cao gấp 2 lần, và khả năng thành công lên đến 6 lầnnếu kết hợp cả liệu pháp NRT với các biện pháp hỗ trợ về mặt tư tưởng. các guideline của NICE cũng khuyến cáo dùng vareniclin và NRT cho người hút thuốc và cam kết thay đổi các thói quen .
Dự định ngày cụ thể bắt đầu cai thuốc, chuẩn bị kĩ , và tuân thủ chặt chẽ nó .
Tìm kiếm sự hỗ trợ từ bạn bè, người thân và các chuyên gia chăm sóc sức khỏe
Cân nhắc sử dụng NRT cho những tuần đầu cai thuốc
Tránh những tình huống khiến bạn có thể cảm thấy muốn từ bỏ việc cai thuốc .
Thay đổi thói quen để giúp bạn có thể quên đi những lần, những địa điểm có gợi nhớ tới việc hút thuốc .
Từ bỏ hoàn toàn nếu bạn có thể hơn là chỉ hút ít đi .
Vứt bỏ tất cả các vật dụng liên quan như là bật lửa, tàn gạt thuốc.
Đề nghị những người xung quanh không hút thuốc và nói với họ rằng bạn đang bỏ thuốc
Sắp xếp lịch làm việc và sinh hoạt bân rộn đặc biệt khi bạn lên cơn thèm thuốc .
Nhắc nhở chính bản thân rằng mình sẽ không hút thuốc
Tính toán bao nhiêu tiền bạn sẽ tiết kiệm được và lên kế hoạch sẽ sử dụng chúng vào việc gì ,các chế phẩm NRT luôn có có sẵn trên thị trường , rất đa dạng trong việc tiếp cận và tần suất sử dụng. Chưa có bất cứ nghiên cứu nào chỉ ra một sản phẩm nào có tính năng vượt trội trong việc cai thuốc lá so với các sản phẩm còn lại trong nhóm . bất cứ chế phẩm nào nếu được sử dụng đúng cũng sẽ tăng thêm cơ hội trong việc cai thuốc lá thành công .
Kín đáo và dễ sử dụng, thích hợp cho những người hay quên, nhưng phải cảnh giác vì có thể kích ứng da.
nicotin được giải phóng một cách liên tục, thích hợp cho những người đã từng hút thuốc thường xuyên.
Miếng dán 16 tiếng (gỡ bỏ vào ban đêm) sẽ làm giảm tình trạng mất ngủ,
Miếng dán 24h thích hợp cho việc kiểm soát những cơn nghiện trong buổi sáng sớm.
Có ba mức hoạt lực, cho phép lựa chọn để từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng trong lộ trình.
Kẹo cao su nhai – kiểm soát được cơn nghiện thuốc bất trợt
Hương vị đa dạng, tùy sở thích lựa chọn của khách hàng
Có các mức hoạt lực đa dạng, cho phép lựa chọn để từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng trong lộ trình.
Nhai chậm để nicotin giải phóng từ từ, và rồi ngậm trong gò má.
Giải phóng nhanh, phù hợp với những người quá phụ thuộc vào thuốc lá.
Tác dụng phụ tại chỗ ( họng và viêm mũi) thường thấy rõ trong những ngày đầu.
Kín đáo, được đặt dưới lưỡi và duy trì trong 20 phút.
Liều lượng đa dạng, một hoặc 2 viên ( 2mg) có thể được sử dụng trong một giờ. Nếu mút hoặc nhai viên sẽ làm giảm hiệu quả của nó.
Thay thế cho điếu thuốc, phù hợp cho những người quen động tác tay-miệng khi hút thuốc
Qua thời gian sẽ làm giảm việc sử dụng, thời gian khuyến cáo là 12 tuần.
Có các mức hoạt lực đa dạng, cho phép lựa chọn để từng bước đạt được mục tiêu cuối cùng trong lộ trình.
Liều cao nhất là 4 mg thích hợp cho những người nghiện thuốc trong vòng 3 phút sau khi thức dậy.
Ngậm đến khi cảm giác thì đủ mạnh và giữ viên trong gò má.
NRT được khuyến cáo có thể sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi, phụ nữ có thai và cho con bú.
Một vài chế phẩm NRT có thể được sử dụng cho những người muốn giảm số lượng điếu thuốc hiện đang sử dụng rồi dần dần tới bỏ thuốc. Người cai thuốc nên bỏ khi họ đã sẵn sàng, nhưng không nên kéo dài hơn 6 tháng khi mà họ đã giảm được số lượng điếu thuốc sử dụng hàng ngày. thiếu niên ( 12-18 tuổi ) nên bỏ giảm và bỏ thuốc ngay sau khi có sự tư vấn của các chuyên gia sức khỏe.
Bỏ thuốc làm giảm nguy cơ phát triển các bệnh lí liên quan tới hút thuốc.
Tám tiếng sau khi bỏ thuốc, mức nicotin và CO trong máu giảm một nửa, bên cạnh đó mức O2 về bình thường.
Sau 12h lượng CO trong máu được loại bỏ hoàn toàn.
Sau 48h nicotin được loại bỏ
Sau 3 ngày, hô hấp trở nên dễ dàng hơn.
Sau 2 tới 12 tuần, hệ tuần hoàn được cải thiện và mức độ ho của người hút thuốc giảm.
Sau 6 tháng, chức năng phổi sẽ được cải thiện từ 5 tới 10 %.
Sau 5 năm, nguy cơ mắc phải đột quỵ giảm một nửa so với những người không cai thuốc.
Sau 10-15 năm, nguy cơ mắc ung thư phổi chỉ cao hơn một chút so với người không hút thuốc
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người bỏ thuốc trước 35 tuổi tuổi thọ của họ cũng tương đương so với những người không hút.
Thừa cân sẽ làm gia tăng mắc phải đột quỵ. Kèm theo đó những người thừa cân thường có huyết áp cao, đái tháo đường và nộng độ chất béo trong máu cao. Việc Giảm chất béo, đường, rượu trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ rất hữu ích trong việc kiểm soát cân nặng, để kiểm soát được cân nặng cũng rất cần thiết phải xây dựng những bài tập thể lực hàng ngày như một thói quen.
Các dược sĩ cũng nên tư vấn cho các đối tượng có BMI ≥ 25kg/m2 một kế hoạch thích hợp trong việc giảm cân, đặt mục tiêu một tuần giảm 0.5 kg, trong 3 tháng giảm từ 5 tới 10 kg ( kết hợp giữa khẩu phần ăn và chế độ tập luyện, và sự thay đổi hành vi, quan sát bảng 1: chỉ ra những lợi ích của việc giảm cân), ở một số nơi dược sĩ cộng đồng được giao phụ trách việc cung cấp các dịch vụ kiểm soát cân nặng cho người dân.
Các dược sĩ nên đưa ra lời khuyên về một khẩu phần ăn tốt cho sức khỏe , lượng calo nạp vào hàng ngày nên từ khoảng 1200 tới 1600 calo. Cụ thể, nên ăn ít các chất béo như thịt có mỡ, pho mát, sữa kem, đồ ăn chiên giòn,…giảm lượng đường. Bên cạnh đó, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, cá, thịt nạc,…
Nếu đối tượng thích đồ ăn chiên rán, gợi ý chọn các loại dầu thực vất có lợi cho sức khỏe như dầu hướng dương, dầu đậu nành. Giảm cholesterol có thể thông qua biện pháp ăn kiêng, nhưng mức độ đạt được có thể không cao, rất khiêm tốn nếu chỉ sử dụng biện pháp ăn kiêng đơn thuần và nhiều khách hàng sẽ thấy rất khó tuân thủ với một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Lười vận động là một yếu tố quan trọng trong việc mắc phải các bệnh lí CHD. Việc thường xuyên vận động mang lại Lợi ích rất lớn : giảm nguy cơ tăng huyết áp, giảm nguy cơ béo phì và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Dành ít nhất 30 phút trong 5 ngày hoặc nhiều hơn mỗi tuần cho để luyện tập thể dục với những bài tập có cường độ cao thực sự. Các bài tập như đi bộ, chạy bộ, bơi, đạp xe hay nhảy là những sự lựa chọn tốt. Dược sĩ cũng nên nhắc bệnh nhân xây dựng một bài tập thể dục với cường độ tăng dần trong quá trình tập luyện.
Viên nén Orlistat 60mg là thuốc được bán không cần kê đơn cho các bệnh nhân từ 18 tuổi trở lên với chỉ số BMI ≥ 28kg/m2, nó được sử dụng kết hợp với khẩu phần ăn giảm calo và chế độ luyện tập tăng cường. Thuốc có tác dụng ức chế emzym lipase tại dạ dày.
Lượng cân nặng giảm được khi sử dụng thuốc là không cố định . Trong một thử nghiệm lâm sàng kéo dài trong một năm, khoảng 35-55% người tham gia giảm được từ 5% khối lượng cơ thể trở lên, mặc dù không phải tất cả lượng cân giảm được đó đều là mỡ . Khoảng 16-25% giảm được tối thiểu 10% khối lượng cơ thể. Sau khi ngừng orlistat có một lượng đáng kể người tham gia tăng cân trở lại, lên tới 35% lượng cân nặng mà họ đã giảm được.
Ý nghĩa của các thông tin trên
Tuổi và chỉ số khối cơ thể
OTC Orlistat không dùng cho Người dưới 18 tuổi . Các đối tượng có BMI<28 và muốn giảm cân có thể sẽ có nhu cầu mua OTC Orlistat Với những trường hợp này các dược sĩ cần tư vấn một cách khéo léo cho khách hàng.
Tiền sử bệnh tật
Giảm cân có khả năng cải thiện việc kiểm soát chuyển hóa ở bệnh nhân ĐTĐ và làm giảm chỉ số huyết áp của các bệnh nhân THA
Thuốc sử dụng
Một vài thuốc có thể phải được điều chỉnh liều khi mà cân nặng giảm, chi tiết sẽ có trong phần sau.
Chế độ ăn và tập luyện hiện tại
Kiểm soát lượng chất béo trong khẩu phần ăn là bắt buộc để việc sử dụng OTC Orlistat có hiệu quả tốt nhất . Phân tích lượng chất béo đang được sử dụng hiện tại và giúp bệnh nhân điều chỉnh là việc làm rất cần thiết. tập luyện thể dục hàng ngày cũng là một bước then chốt trong quá trình kiểm soát cân nặng vì thế các dược sĩ cần biết mức độ tập luyện của khách hàng hiện tại để đưa ra những tư vấn phù hợp.
Quá trình điều trị
Nếu khách hàng không giảm được cân nặng sau 12 tuần điều trị thì cần khuyên bệnh nhân tới gặp của các bác sĩ và điều dưỡng để được sự giúp đỡ
Quản lí
OTC Orlistat được chỉ định uống liều 60mg 3 lần mỗi ngày trước bữa ăn, trong bữa ăn hoặc trong vòng 1 tiếng sau khi ăn. Nếu bỏ bữa hay bữa ăn không có chất béo thì không nên sử dụng OTC Orlistat. Trong khi sử dụng thuốc thì chế độ ăn chỉ nên có lượng calo thấp hơn một chút và trong đó lượng chất béo chiếm khoảng 30%lượng calo ( ví dụ khẩu phần ăn1800kcal/ngày thì lượng chất béo chỉ được nhỏ hơn 60mg). một chế độ ăn ít chất béo không chỉ có tác dụng giảm cân mà còn làm giảm các tác dụng phụ trên đường tiêu hóa(xem bên dưới). Lượng chất béo nên được trải đều trong cả ngày. Với người lớn thì mục tiêu là giảm được 0.5 tới 1.0 kg trong một tuần. bên cạnh đó, người thân và các dược sĩ cũng cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và động viên đối tượng để họ duy trì được động lực. Quá trình điều trị này có thể sẽ kéo dài trong vòng 6 tháng liên tiếp.
Chống chỉ định
Bệnh nhân mắc hội chứng kém hấp thu mãn tính, những bệnh nhân bị tắc mật, phụ nữ có thai và cho con bú thì không được sử dụng.
Các tác dụng phụ
Tác dụng phụ chính là tiêu hóa bị ứ trệ, tác dụng này thể hiện rõ nhất trong những ngày đầu sử dụng thuốc, các nghiên cứu chỉ ra rằng các tác dụng phụ này kéo dài tối thiểu trong một tuần và có thể kéo dài tới trên 6 tháng. Vì tác dụng của thuốc là ngăn cản sự hấp thu của chất béo nên các chất béo sẽ được tống ra ngoài theo phân, phân có thể có có một số bất thường như có dầu và lỏng. ứ hơi cũng là một triệu chứng hay gặp . nhu động ruột có thể gia tăng và các trường hợp đi tiêu không tự chủ cũng được quan sát thấy ở các thử nghiệm lâm sàng. Để hạn chế những tác dụng phụ này khách hàng nên hạn chế lượng chất béo trong khẩu phần ăn, bên cạnh đó nhà sản xuất cũng khuyến cáo khách hàng nên tuân thủ khẩu phần ăn có hàm lượng chất béo thấp và giảm lượng calo.
Tới gặp bác sĩ trong các trường hợp sau:
Bệnh nhân đang sử dụng một số các thuốc khác, trong trường hợp này liều các thuốc đó có thể cần phải được điều chỉnh vì trọng lượng cơ thể bệnh nhân giảm. Giảm cân có thể nâng cao sự kiểm soát quá trình chuyển hóa của bệnh nhân ĐTĐ và làm giảm chỉ số huyết áp ở những bệnh nhân đang có tăng huyết áp. Liều thuốc điều trị ĐTĐ và THA vì thế có thể cần phải thay đổi. Bên cạnh đó còn có các thuốc khác bệnh nhân cũng cần phải được xem xét hiệu chỉnh liều trước khi sử dụng Orlistat bao gồm: amiodarone, thuốc chống đông ( bao gồm cả wafarin) , acarbose, ciclosporin và levothyroxine. Bệnh nhân có nguy cơ cao gặp phải triệu chứng co quắp khi sử dụng Orlistat kèm với thuốc chống động kinh. Bệnh nhân bị suy thận cũng nên hỏi bác sĩ trước khi sử dụng Orlistat
Thận trọng
Việc hấp thu các vitamin tan trong dầu và các chất dinh dưỡng tan trong dầu có thể bị giảm khi sử dụng Orlistat. Viên nén chứa các vitamin A,D,F,K và β-caroten nên được dùng một lần một ngày trước hoặc sau thời điểm dùng Orlistat ít nhất 2 tiếng.
Chưa có bằng chứng lâm sàng nào về sự tương tác giữa Orlistat và thuốc tránh thai đường uống, nhưng nếu khi uống Orlistat khi phụ nữ bị tiêu chảy nặng thì nên sử dụng các biện pháp tránh thai khác .
Simvastatin có biểu tượng chữ “ P”dùng liều 10mg với mục đích giảm nguy cơ các biến cố tim mạch ban đầu( NMCT không tử vong, bệnh mạch vành tử vong) ở những bệnh nhân người có nguy cơ CHD trung bình.
Đàn ông từ 55 tuổi trở lên có thể có nguy cơ CHD ở mức độ trung bình. Bên cạnh đó đối với nam giới từ 45 tới 54 tuổi và phụ nữ trên 55 tuổi cũng có nguy cơ khá cao mắc các bệnh tim mạch nếu họ có một hay nhiều hơn các yếu tố sau:
Tiền sử gia đình có người thân gần gũi ( anh chị em ruột, bố mẹ ) mắc CHD. Với nam là trên 5 tuổi , với nữ là trên 65 tuổi.
Hút thuốc: hiện tại hoặc đã từng là người hút thuốc lá kéo dài trên 5 năm.
Tăng cân: có BMI ≥ 25kg/m2 hoặc béo bụng với vòng bụng trên 102cm ở nam và trên 88cm ở nữ.
Có nguồn gốc Nam Á.
Simvastatin OTC nên được coi như một phần trong chương trình hành động được thiết kế nhằm giảm nguy cơ mắc CHD. Những người trên 75 tuổi nên bắt đầu sử dụng Simvastatin OTC theo lời khuyên của bác sĩ. Bên cạnh đó phải bao gồm cả cai thuốc, chế độ ăn uống lành mạnh, giảm cân và tập luyện thể dục thường xuyên.
Trong đại đa số trường hợp, việc sử dụng liều thấp nhất với hiệu quả đạt được cao nhất là một sự lựa chọn tối ưu. Các tác dụng phụ hiếm gặp ví dụ như đau cơ có sự liên quan với liều lượng sử dụng của thuốc, với nhiều trường hợp còn do tương tác thuốc làm tăng các tác dụng của statin. Nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ này khi dùng statin 10mg là rất thấp, vì vậy cân nhắc nguy cơ lợi ích cho các bệnh nhân này là điều rất nên thực hiện.
Các dược sĩ và nhân viên của họ nên khuyến khích bệnh nhân đọc tờ thông tin sản phẩm một cách cẩn thận, chú ý đặc biệt tới phần tác dụng phụ.
Có thể có những tác dụng phụ hiếm gặp nhưng đặc biệt nguy hiểm : bệnh ở gan, đau cơ và các phản ứng dị ứng.
Nếu sử dụng thường xuyên, Simvastatin 10 mg có thể giảm trung bình 27% mức LDL , mối quan hệ giữa liều Simvastatin và mức độ giảm LDL tuyến tính theo hàm log, ví dụ nếu tăng liều Simvastatin từ 10mg tới 20mg thì mức LDL giảm sẽ từ 27% tới 32%, và nếu mức liều Simvastatin là 40mg thì mức giảm LDL sẽ thêm 5% nữa.
Thêm nữa, với mức giảm LDL đạt được ở mức liều 10mg dạng giải phóng kéo dài sẽ giảm được 30% nguy cơ các bệnh CHD. Bên cạnh đó nếu bệnh nhân thực hiện các hành vi có lợi khác như ngừng hút thuốc, giảm cân và tập luyện thể dục thường xuyên thì các lợi ích đạt được sẽ cao hơn nhiều.
Viên nén Aspirin liều thấp có thể được bán như thuốc P ở các nhà thuốc với lọ 100 viên, Aspirin được cấp phép cho dự phòng cấp thứ phát các bệnh: đột quỵ do huyết khối, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua, đau tim và đau thắt ngực không ổn định.
Theo khuyến cáo của BNF, Aspirin liều thấp là liệu pháp choongd kết tập tiểu cầu trong dự phòng tiên phát các biến cố mạch máu , ở những người được ước tính có nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm cao hơn 15%. Với bệnh nhân tăng huyết áp nên kiểm soát huyết áp để giảm thiểu việc sử dụng biện pháp chống kết tập tập cầu bởi vì khi sử dụng biện pháp chống kết tập tiểu cầu trên bệnh nhân này sẽ có nguy cơ gặp phải xuất huyết não. Bệnh nhân nên được xem xét kĩ trong việc có nên sử dụng Aspirin hay không, đặc biệt các bệnh nhân có nguy cơ xuất huyết như ở bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa hay có nguy cơ XHTH thì nên dùng kèm các thuốc bảo vệ dạ dày. Hiện tại chưa có bằng chứng mang tính bắt buộc phải sử dụng Aspirin cho các bệnh nhân có nguy cơ thấp, ở nam giới trung tuổi và không có các yếu tố nguy cơ.
Một bệnh nhân nam khoảng giữa độ tuổi 50 yêu cầu được dược sĩ tư vấn . Anh ấy phân vân liệu có nên sử dụng Aspirin hay không khi mà anh ấy có một số người bạn đang sử dụng và họ nói rằng sử dụng Aspirin có thể làm giảm các cơn đau tim. Anh ấy không thừa cân
Theo ý kiến của dược sĩ
Đầu tiên dược sĩ thắc mắc vì sao anh ấy lại nghĩ mình cần sử dụng Aspirin. Điều đó khiến dược sĩ dấn tới ý tưởng sẽ cùng anh ta đánh giá các nguy cơ tim mạch dựa trên các câu hỏi về tiền sử gia đình, có hút thuốc hay không? Chế độ ăn uống, chế độ tập luyện hiện tại và tình trạng sức khỏe( anh ấy có mắc đái tháo đường hay tăng huyết áp hay không?). Trên sự đánh giá đó dược sĩ sẽ quyết định liệu anh ta có cần phải tới gặp bác sĩ hay không. Nếu anh ta hút thuốc, dược sĩ sẽ khuyên anh ta nên bỏ và trao đổi với anh ta về việc lập kế hoạch, hỗ trợ việc cai thuốc lá của anh ta.
Ý kiến của bác sĩ
Bác sĩ đồng ý với việc làm của dược sĩ trong việc kiểm tra một cách tổng quát các yếu tố nguy cớ mà anh ta có thể có, hiểu biết của anh ta về các yếu tố nguy cơ và những thứ mà anh ta cần phải thực hiện. Aspirin được chỉ định cho phòng chống CHD thứ phát, nhưng nếu anh ta có nguy cơ tim mạch trong vòng 10 năm trên 15% thì anh ta cũng nên được sử dụng Aspirin như biện pháp dự phòng tiên phát . Nếu trong thời gian gần đây anh ta chưa được kiểm tra huyết áp và nồng độ cholesterol thì anh ta nên được đi kiểm tra. Điều quan trọng cần nhớ trong quá trình tư vấn là dược sĩ nên có một sự đánh giá bao trùm toàn bộ các yếu tố nguy cơ, tránh chỉ tập trung vào một khía cạnh nào đó. Các lần đi thăm khám sức khỏe theo định kỳ sẽ rất hữu ích để kiểm tra xem lối sống của anh ta đã thay đổi ra sao và những khó khăn mà anh ta có thể gặp phải.
Một bệnh nhân nữ khoảng 40 tuổi tới gặp dược sĩ để nhờ tư vấn hướng dẫn cô ấy sử dụng miếng dán cai thuốc lá. Qua thăm hỏi dược sĩ nhân thấy rằng cô ấy là một người nghiện thuốc nặng, sử dụng 20-30 điếu thuốc một ngày và đã từng hút thuốc trong khoảng 25 năm. Cô ấy biết cô ấy bị thừa cân và cô ấy cảm thấy rất khó khăn trong việc giảm cân. Có một lần cô ấy đã bỏ hút thuốc trong 3 tháng nhưng cô ấy đã bị tăng cân. Gia đình cô ấy có người bị ĐTĐ và cả cha và mẹ cô ấy đã chết ở độ tuổi 70 do bị bệnh đau tim. Anh trai cô ấy tầm 60 tuổi và bị đau thắt ngực. Cách đây một năm cô ấy có tới gặp bác sĩ, bác sĩ cho biết cô ấy có cholesterol máu hơi cao khoảng 6mmol và huyết áp đang ở ngưỡng biên. Cô ấy được bác sĩ hẹn tới khám lại nhưng cô ây chưa quay lại.
Ý kiến của dược sĩ
Dược sĩ sẽ hỏi cô ấy kể lại về quá trình cô ấy đã cố gắng bỏ thuốc như thê nào? Liệu cô ấy đã từng sử dụng NRT OTC hay chưa , ở nhiều vùng thuộc UK dược sĩ cũng là một thành viên trong tổ chức cai thuốc NHS và vì vậy có thể tư vấn và cung cấp cho bệnh nhân các biện pháp bỏ thuốc. Nhiều người có thể sẽ lo lắng khi bỏ thuốc họ sẽ tăng cân và dược sĩ sẽ tư vấn cho họ về điều đó. Dược sĩ sẽ khẳng định rằng lợi ích mà bệnh nhân thu được từ việc bỏ thuốc sẽ vượt trội hơn nhiều so với sự tăng cân mà bỏ thuốc gây ra, có thể đưa ra các con số cụ thể để thuyết phục bênh nhân, tư vấn thêm cho bệnh nhân về những việc cần làm sau khi bỏ thuốc để giảm thiểu tăng cân như điều chỉnh chế độ ăn uống và tăng cường tập luyện.
Quan điểm của bác sĩ
Đầu tiên khẳng định rằng thái độ muốn bỏ thuốc lá của cô ấy là rất tốt, đặc biệt cô ấy có kèm theo nhiều yếu tố về CHD. Bác sĩ cũng cho rằng dược sĩ trong trường hợp này có vai trò tốt trong việc tư vân s cho bệnh nhân và khuyên sử dụng NRT thích hợp. Bác sĩ nhân thấy sẽ rất hữu ích nếu dược sĩ kiểm tra lại cô ấy đã làm thế để ngừng hút thuốc trong ần trước và tại sao cô ấy lại sử dụng lại. Dược sĩ cũng nên chủ động đưa ra những lời khuyên về trọng lượng cơ thể cũng như lên kế hoạch những bài tập luyện phù hợp cho bệnh nhân. Bên cạnh đó cũng rất hữu ích nếu dược sĩ khuyên bệnh nhân nên đi thăm khám sức khỏe thường xuyên bởi các bác sĩ, kiểm tra huyết áp, nồng độ cholesterol trong máu. Bác sĩ cũng sẽ cần phải kiểm tra thêm các thông số của máu, sinh hóa máu, nước tiểu để kiểm tra chức năng gan, thận. Trong trường hợp cô ấy có huyết áp cao, các thuốc sẽ cần phải được sử dụng : thuốc ACE hoặc thuốc chẹn kênh canxi đối với người châu Phi và vùng Carribe. Dĩ nhiên nếu cô ấy có thể giảm cân và tăng tập luyện thể dục, điều đó sẽ rất tốt và có thể làm kiểm soát được mứchuyết áp của cô ấy tốt hơn.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh