✴️ Hướng dẫn xử lý các bệnh thông thường tại nhà thuốc: Rong kinh

Nguồn Sách: Alison Blenkinsopp, Paul Paxton and John Blenkinsopp (2014). Symptoms in the Pharmacy - A Guide to management of common illnesses 7th.

Rong kinh là hiện tượng mất máu kinh nguyệt quá nhiều xảy ra trong vài chu kỳ liên tiếp và có thể điều trị không cần kê đơn bằng acid tranexamic. Mặc dù một phần ba phụ nữ mô tả rằng những chu kỳ này rất “nặng nề” và phương pháp chẩn  đoán  rong kinh là dựa vào   lượng máu mất đi 60-80 ml hoặc nhiều hơn trong mỗi chu kỳ (so với mức trung bình 30-40 mL) thì định nghĩa về rong kinh như vậy vẫn chưa phản ánh sát những khía cạnh của bệnh trên thực tế, mà phải là sự suy giảm chất lượng cuộc sống (thể chất, tâm lý, xã hội) do tình trạng mất máu nặng mới diễn tả chính xác những ảnh hưởng của rong kinh tới đời sống của bệnh nhân . Trong phần lớn các trường hợp, phụ nữ với các biểu hiện rong kinh không hề có một yếu tố bệnh nguyên nào. Cần tìm hiểu kỹ bệnh sử trước khi đưa ra quyết định nên điều trị hay cần tham khảo thêm ý kiến.

Những điều cần biết

Tuổi

Chu kỳ kinh nguyệt- độ dài chu kỳ, số ngày hành kinh

Triệu chứng –hiện tượng chảy máu, những ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống

Tình trạng này xảy ra từ bao giờ

Đặc điểm các chu kỳ trước đây

 

TUỔI

Phần lớn bệnh nhân rong kinh ở độ tuổi trên 30. Nguyên nhân phổ biến nhất ở phụ nữ dưới 30 tuổi là những chu kỳ không rụng noãn và không xảy ra chảy máu ở những khoảng bình thường trong những trường hợp này.

 

CHU KỲ KINH NGUYỆT

Một chu kỳ bình thường kéo dàitừ 21 đến 35 ngày và chênh lệch không quá 3 ngày so với 1 chu kỳ đơn lẻ. Nếu chu kỳ của một bệnh nhân đều đặn trong quá khứ và sau đó thay đổi thì cần xem xét đến yếu tố bệnh lý.

 

TRIỆU CHỨNG

Miêu tả chính xác các triệu chứng và ảnh hưởng của những triệu chứng này đến đời sống hàng ngàylà rất cần thiết. Việc đặt những câu hỏi cụ thể  khai thác những triệu chứng khác   có thể giúp phát hiện một số những bệnh cơ sở như

U xơ tử cung- đau bụng kinh, đau vùng chậu.

Lạc nội mạc tử cung- đau bụng kinh, đau khi giao hợp, đau vùng chậu.

Viêm vùng chậu, nhiễm trùng vùng chậu – sốt, chảy mủ âm đạo, đau vùng chậu, đau giữa kỳ kinh nguyệt và/hoặc sau khi quan hệ tình dục.

Ung thư nội mạc tử cung – chảy máu sau khi quan hệ tình dục, chảy máu giữa chu kỳ, đau vùng chậu.

Acid tranexamic là thuốc có thể mua không cần đơn ở Thụy Điển hơn một thập kỷ nay tuy nhiên theo báo cáo thì tỷ lệ ung thư nội mạc tử cung không hề tăng.

GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRỊ

Nếu tình trạng rong kinh không được cải thiện sau ba chu kỳ điều trị, nên tham khảo ý kiến bác sỹ.

Điều trị

Dùng acid tranexamic, đây là thuốc OTC

Acid tranexamic

Sử dụng acid tranexamic đường uống làm giảm một nửa lượng máu kinh nguyệt mất đi do tác dụng chống tiêu fibrin, nhờ đó ổn định cục máu đông. Có thể sử dụng cho phụ nữ từ 18-45 tuổi có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn (chu kỳ 21-35 ngày, chênh lệch không quá 3 ngày so với chu kỳ đơn lẻ). Việc điều trị có thể kéo dài 4 ngày trong mỗi chu kỳ, bắt đầu từ ngày đầu tiên. Liều thông thường là 1 gam (2 viên 500mg), uống 3 liều một ngày, có thể tăng lên đến 4 liều một ngày nếu chảy máu quá nhiều, liều tối đa mỗi ngày là 4 gam.

Chống chỉ định

Acid tranexamic không nên sử dụng cho những phụ nữ đã hoặc đang bị huyết khối tĩnh mạch, có bệnh sử gia đình với những bệnh này hoặc đang dùng thuốc chống đông hoặc thuốc tránh thai đường uống. Acid tranexamic thải trừ chủ yếu qua thận do đókhông nên dùng cho những phụ nữ suy giảm chức năng thận mức độ nhẹ đến trung bình.Chống chỉ định với chứng huyết niệu (có máu trong nước tiểu) từ đường dẫn niệu trên vì cục nghẽn có thể gây tắc đường tiểu. Những yếu tố nguy cơ của ung thư nội mạc tử cung bao gồm béo phì, tiểu đường, chưa từng có thai, bệnh sử gia đình, hội chứng buồng trứng đa nang, các thuốc kháng estrogen hoặc tamoxifen, do đó không khuyến cáo sử dụng acid tranexamic không kê đơn trong những trường hợp này.

Cảnh báo

Phụ nữ cho con bú chỉ nên dùng acid tranexamic theo lời khuyên của bác sỹ vì thuốc có thể qua sữa mẹ.

Tác dụng phụ

Có thể có buồn nôn, nôn, ỉa chảy, những triệu chứng này có thể giảm khi giảm liều dùng. Nếu bị rối loạn thị giác, tham khảo ý kiến bác sỹ.

Lời khuyên khác

Chưa có bằng chứng cho thấy có thể giảm rong kinh bằng cách tập thể dục hoặc thay đổi chế độ ăn.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top