✴️ Long COVID là gì?

1. Long COVID là gì?

Long COVID hay COVID kéo dài là những di chứng để lại cho bệnh nhân sau khi đã điều trị khỏi virus sau nhiều tháng.

Bệnh nhân của nhiều nước như Anh, Mỹ, Úc,... được ghi nhận vẫn không khỏe lại sau 12 tuần âm tính với virus. Có nhiều phiên bản khác của từ này bao gồm: "post-acute COVID-19", "postcovid syndrome" và "chronic COVID-19". 

2. Nguồn gốc của Long COVID?

Vào 05/2020, Elisa Perego, một bệnh nhân được chữa khỏi COVID, đã sử dụng hashtag #longcovid trên twitter. Cô dùng từ này để miêu tả về tình trạng suy nhược của bản thân kéo dài nhiều tháng sau đó.

Trong năm đầu của đại dịch, COVID-19 được cho là một căn bệnh xảy ra trong một thời gian ngắn. Từ tháng 02/2020, dữ liệu của WHO thu nhập cho thấy ngày càng có nhiều bệnh nhân không bình phục hoàn toàn sau khi khỏi bệnh. Lúc đó, vấn đề này vẫn chưa được quan tâm.

3. Tại sao Long COVID trở nên phổ biến?

Long COVID nhận được sự chú ý

Long COVID nhận được nhiều sự chú ý hơn khi các bệnh nhân bắt đầu chia sẻ về nó trên mạng xã hội. Thậm chí các tổ chức quyền lực như WHO hay các chính trị gia cũng bắt đầu sử dụng từ này. Trong đó có bà Anja Karliczek, Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu Đức, đã tài trợ 5 triệu euro để cho chương trình nghiên cứu những hậu quả của căn bệnh này.

Các tổn thương dài lâu lên cơ thể

Nhiều nhà khoa học cho rằng các triệu chứng của Long COVID tương đồng với những gì bệnh SARS để lại cho các nhân viên y tế. Ngoài ra, bệnh nhân có khả năng cao bị tổn thương ở cơ quan như tim, não, thận và hệ thống mạch máu.

Những triệu chứng kéo dài thường gặp gồm: ho, tức ngực, khó thở, nhức đầu, đau cơ và tiêu chảy. Các bệnh nhân này phải trải qua sự mệt mỏi kiệt quệ cũng như mắc phải hội chứng sương mù não (brain fog). 

Sương mù não là hội chứng rối loạn tập trung và ghi nhớ. Người mắc bệnh này thường dễ bị nhầm lẫn và mất phương hướng, gây khó khăn cho việc quay lại nhịp sống bình thường.

Các nhà nghiên cứu đã giải phẫu não của bệnh nhân COVID-19 và phát hiện nhiều điểm bất hợp lý. Sự xuất hiện của những tế bào lớn - megakaryocyte - đã ngăn cản quá trình lưu thông máu tới não, gây thiếu oxy khiến não không thể hoạt động hiệu quả. 

 

Nguy cơ mắc phải khi nhiễm COVID-19

Hiện tại vẫn chưa có cách nào để giảm nguy cơ mắc phải hội chứng COVID kéo dài. Các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu các bệnh nhân may mắn khỏi bệnh mà không có di chứng để tìm ra giải pháp. 

Ai cũng có thể là đối tượng mắc phải hội chứng này nếu bị nhiễm virus COVID-19. Khả năng này cao hơn đối với người già và người có bệnh nặng. Các nghiên cứu cho thấy trẻ em ít có nguy cơ phải chịu ảnh hưởng bởi "long COVID" nhất (telegraph.co.uk).

Tại Việt Nam, tỷ lệ điều trị khỏi COVID cao, lên tới 96%. Tuy nhiên, các báo cáo liên quan tới bệnh nhân bị ảnh hưởng lâu dài bởi các di chứng vẫn chưa có.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top