1. Thiếu máu cơ tim là gì?
Thiếu máu cơ tim là tình trạng hẹp động mạch vành làm cho máu tới nuôi tim bị thiếu, không đầy đủ (khi lòng mạch bị tắc được gọi là nhồi máu cơ tim), có thể xảy ra lúc gắng sắc hoặc bình thường.
Thiếu máu cơ tim khi mang thai là tình trạng thiếu máu nuôi tim ở phụ nữ mang thai do những thay đổi sinh lý trong thai kỳ ảnh hưởng đến tim mạch và nhu cầu sử dụng oxy.
Thiếu máu cơ tim thầm lặng là một cơn đau tim do sự bít tắc động mạch vành dẫn máu nuôi tim mà bạn không nhận ra, cơn đau rất mơ hồ, không rõ cường độ, mức độ đau diễn ra rất nhanh và thường xuyên nhầm lẫn với các vấn đề khác.
Những dấu hiệu cảnh báo thiếu máu cơ tim thầm lặng:
- Khó chịu ở giữa vùng ngực kéo dài vài phút, có thể biến mất hoàn toàn hoặc trở lại sau đó.
- Khó chịu ở các vùng trên của cơ thể như cánh tay, lưng, cổ, hàm.
- Khó thở diễn ra trước khi cảm thấy khó chịu ở ngực hoặc cùng lúc.
- Đổ mồ hôi lạnh, hoặc cảm thấy buồn nôn, buồn đi cầu mà không thể đi được.
- Khó tiêu hoặc ợ nóng.
- Đột nhiên yếu đi, chóng mặt.
- Đột ngột mệt mỏi hoặc mất ý thức.
2. Nguyên nhân gây thiếu máu cơ tim
3. Triệu chứng thiếu máu cơ tim
Triệu chứng thiếu máu cơ tim: thường gây đau thắt ngực theo mức độ phân loại Tim mạch Canada.
- Độ I: Hoạt động thể chất bình thường như đi bộ, leo cầu thang không gây đau thắt ngực trái. Đau thắt ngực chỉ xảy ra khi hoạt động gắng sức, nhanh , kéo dài.
- Độ II: Hạn chế một phần trên hoạt động bình thường. Đau thắt ngực chỉ xảy ra khi đi bộ, leo cầu thang nhanh hoặc sau khi ăn, trong thời tiết lạnh, căng thẳng, hoặc vài giờ sau khi thức dậy. Đi bộ khoảng 100m, một phần ngưng của cầu thang.
- Độ III: Đau thắt ngực xảy ra khi đi bộ 50 – 100m, lên một phần ngưng của cầu thang.
- Độ IV: Không có khả năng thực hiện bất kỳ hoạt động thể chất nào mà không mệt, đau thắt ngực có thể xảy ra ngay lúc nghỉ.
4. Điều trị thiếu máu cơ tim
Mục tiêu điều trị thiếu máu cơ tim: làm giảm sự tiêu thụ oxy, làm tăng lưu lượng máu mạch vành tới tim. Từ đó, có thể dùng các nhóm thuốc sau để điều trị:
- Thuốc giãn mạch (nhóm chẹn kênh Canxi Non DHP, nhóm nitrat hữu cơ).
- Nhóm Nitrat hữu cơ như Nitroglycerin đặt dưới lưỡi, Isosorbid dinitrat. Nhóm thuốc giúp ngừa co mạch, cải thiện tưới máu dưới tim và giãn mạch.
- Nhóm chẹn kênh Ca Non DHP như Verapamil, Diltiazem; gây giãn mạch, giảm tiêu thụ oxy.
- Thuốc ức chế cơ tim (chẹn beta blocker) như Metoprolol, Bisoprolol, giảm tiêu thụ oxy.
- Nhóm tiêu cục máu đông, phòng ngừa huyết khối tránh tạo thành các mảng xơ vữa ở lòng động mạch như Aspirin 75 mg, Clopdogrel.
- Ngoài ra, có thể dùng các thủ thuật can thiệp như đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch.
5. Biến chứng thiếu máu cơ tim
Thiếu máu cơ tim thường dẫn đến những biến chứng sau:
- Nhồi máu cơ tim: thường do các mảng xơ vữa trong lòng động mạch tạo thành cục máu đông, khiến cho cơ tim bị hoại tử vì thiếu máu nuôi tim.
- Suy tim: cơ tim không nhận đầy đủ máu cần thiết để duy trì hoạt động của cơ thể, được gọi là suy tim.
- Rối loạn nhịp tim: do khả năng đáp ứng kém của cơ tim với các xung động trong tim gây ra nhịp tim nhanh, chậm bất thường.
6. Dự phòng thiếu máu cơ tim
- Thay đổi chế độ sinh hoạt hằng ngày:
- Tập thể dục thường xuyên, ít nhất 30 phút mỗi ngày.
- Bỏ thuốc lá, không uống rượu bia, cafe.
- Không thức khuya, tránh stress, áp lực.
- Kiểm soát chế độ ăn hợp lý.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ, xét nghiệm máu để tìm ra các yếu tố nguy cơ gây xơ vữa.
- Tuân thủ chỉ định hướng dẫn của bác sĩ về cách dùng thuốc, không được tự ý ngưng thuốc khi không được sự đồng ý của bác sĩ.
7. Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Thiếu máu cơ tim nên ăn gì?
Người bị thiếu máu cơ tim cần có một chế độ ăn hợp lý, lành mạnh để tránh các biến chứng tim mạch nguy hiểm.
- Lựa chọn các chất béo lành mạnh như: dùng dầu ôliu hoặc dầu canola để nấu ăn, bơ, omega 3 (có trong cá ngừ, cá hồi).
- Ăn nhiều trái cây, rau quả: chứa nhiều vitamin, chất khoáng, chất xơ rất tốt cho sức khỏe của bạn.
- Các loại đậu: đậu hà lan, đậu lăng… cung cấp nhiều đạm, chất xơ rất tốt cho sức khỏe.
8. Thiếu máu cơ tim không nên ăn gì?
- Không nên ăn nhiều muối, đường.
- Không nên ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, chế biến sẵn như fast food, hot dog, xúc xích nướng….
TS Lê Cao Phương Duy - chuyên khoa Tim mạch