Chụp Xquang là một trong những phương pháp chẩn đoán hình ảnh khá phổ biến. Phương pháp này sử dụng năng lượng bức xạ, có khả năng di chuyển xuyên qua một số bộ phận của cơ thể để ghi lại những hình ảnh tại những cơ quan này. Vì vậy, chụp Xquang giúp cho việc phát hiện các bệnh lý mà mắt thường không thể quan sát được chẳng hạn như viêm phổi, ung thư phổi, viêm khớp, gãy xương, hoặc những bệnh lý ở hệ cơ quan khác.
Kết quả phim X quang có thể góp phần vào việc chẩn đoán hoặc phát hiện sớm những bệnh lý nguy hiểm để có phương pháp điều trị kịp thời, trong khi đó nếu khám thực thể thông thường thì khó có thể phát hiện được những bệnh lý này. Sử dụng tia bức xạ khi chiếu tia vào cơ thể với mức cường độ và tần số phù hợp có thể sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Hơn nữa, sau khi thực hiện phương pháp này tia X có thể được chuyển hoá ở mô cơ quan và đào thải ra môi trường thông qua da, nước tiểu hoặc đường mồ hôi. Thời gian tia X được thải ra ngoài khác nhau với từng trường hợp, đồng thời phụ thuộc vào cường độ và thời gian chiếu tia X.
Một số trường hợp có thể bác sĩ sẽ chỉ định chụp Xquang để giúp cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh chuẩn xác nhất. Theo đó, bác sĩ có thể chỉ định chụp X-quang trong các trường hợp sau đây:
Tắc mạch
Ung thư xương,
U vú
Bệnh lý ở phổi
Bệnh lý ở tim
Gãy xương
Loãng xương
Chụp X-quang nhằm giúp bác sĩ quan sát các khu vực bị đau nhức, chấn thương, giám sát tình hình tiến triển của người bệnh loãng xương. Bên cạnh đó, cũng theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị, tầm kiểm soát của một số bệnh lý liên quan đến tim, phổi….
Khoảng cách giữa 2 lần chụp X Quang là khoảng cách 2 lần chụp gần nhau nhất, vì vậy rất nhiều người lo lắng đến việc tia xạ có làm ảnh hưởng đến cơ thể.
Một số trường hợp khác lại quá chủ quan, lạm dụng hoặc quá phụ thuộc vào phương pháp chẩn đoán này. Khi đó việc chẩn đoán và điều trị một số bệnh lý có thể bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người bệnh. Vì vậy, việc chụp x-quang 2 lần 1 ngày hoặc 1 tuần chụp X-quang 2 lần có sao không sẽ phụ thuộc vào chỉ định của bác sĩ với tình trạng bệnh hiện tại. Khoảng cách giữa 2 lần chụp X quang có thể dài hoặc ngắn tùy thuộc vào từng trường hợp người bệnh.
Tuy nhiên, đối với những thiết bị chụp X quang cũ thì khả năng tia X ảnh hưởng đến cơ thể người bệnh rất cao. Vì vậy, khi lựa chọn chụp X quang thì người bệnh cũng cần lưu tâm đến vấn đề này. Ngày nay, với sự phát triển mạnh về khoa học kỹ thuật thì có khá nhiều loại máy móc, cũng như thiết bị cận lâm sàng chẩn đoán hình hiện đại được ra đời. Nhờ đó đã khắc phục được rất lớn mặt hạn chế trong việc chẩn đoán, cũng như những rủi ro của phương pháp này có thể gây ra cho người bệnh.
Với thắc mắc: 1 tuần chụp X-quang 2 lần có sao không thì câu trả lời sẽ tùy thuộc vào từng điều kiện. Nếu người bệnh mới chụp cách thời gian đó một vài ngày hoặc 1 tuần thì bác sĩ có thể sử dụng kết quả cũ để xem xét, người bệnh sẽ không phải thực hiện chụp x-quang 2 lần 1 ngày. Nếu kết quả chụp X quang trước đây không sử dụng được thì bác sĩ có thể cân nhắc và đưa chỉ định chụp X quang ở thời điểm hiện tại để chẩn đoán bệnh chính xác.
Vậy nếu người bệnh có sức khỏe bình thường thì 1 năm chụp x quang mấy lần? Để tầm soát sức khỏe định kỳ thì mỗi người nên chụp x quang 6 tháng một lần hoặc 1 lần/năm để kiểm tra các chức năng tim, phổi cũng như các cơ quan khác.
Khi thực hiện chụp X-quang, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề sau đây:
Bác sĩ và kỹ thuật viên thực hiện chụp X quang cho người bệnh cần trực tiếp điều chỉnh lượng tia X sao cho phù hợp với từng trường hợp bệnh nhân.