Xquang răng giúp cho nha sĩ có thể quan sát được những bệnh về răng hoặc các mô xung quanh mà không thể nhìn thấy qua thăm khám thông thường. Bên cạnh đó, Xquang răng còn giúp nha sĩ phát hiện và điều trị sớm các vấn đề về răng miệng, nó sẽ giúp bạn tiết kiệm tiền bạc, tránh được sự khó chịu không cần thiết và thậm chí là cứu được cả cuộc sống của bạn.
Ở người lớn, Xquang răng có thể được sử dụng để:
Ở trẻ em, Xquang răng được sử dụng để:
Tần suất chụp Xquang răng tùy thuộc vào bệnh lí cũng như tiền sử răng miệng và tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Một số người có thể cần chụp Xquang mỗi 6 tháng một lần; một số khác không có bệnh răng miệng hoặc bệnh về lợi gần đây và thường xuyên đi khám nha sĩ có thể chỉ cần chụp Xquang răng vài năm một lần. Nếu bạn là một bệnh nhân mới, bác sĩ có thể cho bạn chụp Xquang như một phần của thăm khám ban đầu và để thành lập dữ liệu gốc giúp so sánh với những thay đổi có thể xảy ra ở những lần khám sau.
Một vài hướng dẫn về tần suất chụp Xquang răng mà bạn có thể tham khảo như:
|
Bệnh nhân mới |
Bệnh nhân tái khám, có nguy cơ cao bị sâu răng |
Bệnh nhân tái khám, không sâu răng và không có nguy cơ cao bị sâu răng |
Có tiền sử bị bệnh lợi hoặc bệnh lợi tái phát |
Những vấn đề khác |
Trẻ em (trước khi mọc răng vĩnh viễn đầu tiên) |
Chụp Xquang nếu răng không thể nhìn thấy hết các bề mặt hoặc không thăm dò bằng que thăm được |
Chụp Xquang mỗi 6 tháng/ lần lần cho đến khi không có sâu răng xuất hiện |
Chụp Xquang mỗi 12-24 tháng/ lần nếu răng không thể nhìn thấy hết các bề mặt hoặc không thăm dò bằng que thăm được |
Chụp Xquang những khu vực quan sát được bệnh ở miệng |
Chụp Xquang để xác định sự phát triển của các khối u thường không được chỉ định ở độ tuổi này |
Thiếu niên (trước khi mọc răng khôn đầu tiên) |
Chụp Xquang răng toàn bộ được chỉ định khi có bằng chứng về bệnh răng miệng hoặc có tiền sử bị sâu răng rộng |
Chụp Xquang mỗi 6-12 tháng/ lần lần cho đến khi không có sâu răng xuất hiện |
Chụp Xquang mỗi 18-36 tháng/ lần |
Chụp Xquang nên được tiến hành để kiểm tra sự phát triển của răng khôn |
|
Người lớn còn răng |
Chụp Xquang mỗi 12-18 tháng/ lần |
Chụp Xquang mỗi 24-36 tháng/ lần |
Chụp Xquang để xác định sự phát triển của các khối u thường không được chỉ định. |
||
Người lớn không còn răng |
Xquang răng thường không được chỉ định trừ khi có bệnh lí đặc biệt về răng được phát hiện trên lâm sàng |
|
|
|
|
Những người được xếp vào nhóm nguy cơ cao có thể cần chụp Xquang răng thường xuyên hơn bao gồm:
Trẻ em: trẻ em thường cần chụp Xquang nhiều hơn người lớn vì răng và xương hàm của trẻ vẫn còn phát triển và bởi vì răng của trẻ nhỏ hơn. Vì vậy, sâu có thể phát triển ở phần bên trong răng, ngà răng, nhanh hơn và dễ lan rộng hơn.
Người lớn cần phục hồi răng ở phạm vi rộng, ví dụ như hàn răng: cần chụp để tìm sâu răng bên dưới chất hàn có sẵn hoặc tại những điểm mới.
Những người uống nhiều đồ ngọt: để tìm kiếm sâu răng (vì đường là môi trường hoàn hảo để sâu răng phát triển)
Những người có bệnh nha chu (nướu răng): để kiểm soát hiện tượng tiêu xương.
Những người bị khô miệng do thuốc (thuốc chống trầm cảm, thuốc giải lo âu, thuốc kháng histamin và một số thuốc khác) hoặc một số bệnh (như hội chứng Sjögren's, tổn thương tuyến nước bọt, xạ trị ở vùng đầu và cổ). Khô miệng có thể dẫn đến sự phát triển của sâu răng.
Những người hút thuốc lá: để kiểm soát sự tiêu xương do các bệnh về lợi (hút thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về lợi).
Tiếp xúc với tất cả các nguồn phóng xạ, bao gồm ánh nắng mặt trời, các quặng ở trong đất, các thiết bị ở nhà và chụp Xquang răng… đều có thể làm tổn thương các tế bào và mô trong cơ thể, dẫn đến ung thư ở một số trường hợp. Thật may mắn là liều lượng tia xạ mà bạn bị phơi nhiễm khi chụp Xquang răng là cực kì nhỏ, đặc biệt nếu nha sĩ của bạn sử dụng máy Xquang kĩ thuật số.
Những tiến bộ trong nha khoa những năm qua đã cho ra đời những biện pháp làm giảm thiểu nguy cơ liên quan đến Xquang răng. Tuy nhiên, ngay cả với những tiến bộ an toàn, thì ảnh hưởng của bức xạ được tích lũy cộng gộp trong cả cuộc đời. Vì vậy, mỗi một lượng nhỏ mà bạn nhận được từ các nguồn phóng xạ thì đều được tính.
Nếu bạn lo lắng vì phơi nhiễm phóng xạ khi chụp Xquang, hãy nói với nha sĩ về tần suất chụp cần thiết và lí do tại sao bạn phải chụp. Đối với một người cần chụp Xquang thường xuyên hơn bình thường thì những hướng dẫn gần đây yêu cầu Xquang chỉ được tiến hành khi cần thiết cho chẩn đoán lâm sàng.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh