✴️ Oxytocin BP 10 ml - Thuốc thúc đẻ, Đức

DƯỢC LỰC

Oxytocine tổng hợp hoạt động như ở hormon tự nhiên được sản xuất bởi thùy sau của tuyến yên, nhưng oxytocine tổng hợp không có các tác dụng phụ như các chế phẩm tự nhiên. Nó có giá trị cao trong sản khoa, do đặc tính thúc đẻ và tăng hoạt động co thắt tử cung một cách nhịp nhàng.

 

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu: Oxytocin bị chymotrypsin phân huỷ ở hệ tiêu hoá. Sau khi tiêm tĩnh mạch oxytocin, tử cung đáp ứng hầu như ngay lập tức và giảm xuống trong vòng 1 giờ. Sau khi tiêm bắp, tử cung đáp ứng trong vòng 3-5 phút và kéo dài 2-3 giờ. Sau khi tiêm tĩnh mạch với liều 100-200 mili đơn vị, tác dụng gây chảy sữa của oxytocin xảy ra trong vòng vài phút và kéo dài khoảng 20 phút.

Phân bố: Oxytocin được phân bố khắp dịch ngoại bào. Một lượng nhỏ oxytocin có thể vào vòng tuần hoàn thai nhi.

Chuyển hoá: Thuốc bị phân huỷ nhanh ở gan và thận. Oxytocinase là enzym trong tuần hoàn được sản xuất sớm từ đầu thai kỳ cũng có khả năng làm mất hoạt tính của oxytocin.

Thải trừ: thuốc thải trừ chủ yếu qua nước tiểu dưới dạng chuyển hoá, chỉ có một lượng nhỏ oxytocin thải trừ vào nước tiểu ở dạng không đổi.

 

TÁC DỤNG

Oxytocin dùng để gây sẩy thai, gây chuyển dạ đẻ hoặc thúc đẻ và để giảm chảy máu nơi nhau bám. Oxytocin gây co bóp tử cung với mức độ đau thay đổi tuỳ theo cường độ co bóp tử cung. Oxytocin là một hormon nonapeptid, oxytocin ngoại sinh cũng có tất cả các tác dụng dược lý như oxytocin nội sinh.

Oxytocin kích thích gián tiếp lên co bóp cơ trơn tử cung bằng cách làm tăng tính thấm natri của sợi tơ cơ tử cung. Nồng độ cao estrogen kàm hạ thấp ngưỡng đáp ứng của tử cung với oxytocin.

Oxytocin gây co bóp tế bào cơ biểu mô quanh nang tuyến sữa, làm sữa từ các nang tuyến sữa dồn vào các ống dẫn lớn hơn, vì vậy oxytocin làm sữa dễ chảy ra. Oxytocin không phải là chất tăng sinh sữa.

Oxytocin gây giãn mạch, tăng lưu lượng máu tới thận, mạch vành và não.

 

CHỈ ĐỊNH

Thúc đẻ, đẻ khó, giai đoạn 1 và 2 của cuộc sinh đẻ. Phòng và kiểm soát sự xuất huyết nhau và xuất huyết do trơ tử cung. Bảo đảm sự co thắt tử cung trong trường hợp phẫu thuật lấy thai. Thời kỳ sinh đẻ, kìm chế sự thoái triển không hoàn toàn và sự xuất huyết. Trong trường hợp xảy thai không hoàn toàn và xảy thai kèm sốt. Khi xuất huyết phụ khoa xảy ra sau sinh thiết mô.

 

LIỀU LƯỢNG - CÁCH DÙNG

Thường dùng để tiêm bắp. Nếu tiêm bắp không hiệu quả hoặc cần có hiệu quả tức thì, thì nên tiêm tĩnh mạch một cách từ từ. Liều tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp là 1-3 UI. Trong trường hợp phẫu thuật lấy thai, nên tiêm 5 UI vào cơ tử cung. Trong những trường hợp phụ khoa tiêm dưới da hoặc tiêm bắp 5-10 UI.

 

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Cơn co tử cung cường tính, tắc cơ học đường sổ thai, suy thai khi chưa đẻ.

Trường hợp không thể đẻ theo đường tự nhiên được (ví dụ: không tương ứng kích thước giữa đầuthai nhi và khung chậu, nhau tiền đạo, mạch tiền đạo, nhau bong non, sa dây nhau, dễ bị vỡ tử cung do mang thai nhiều lần, đa ối, hoặc có sẹo tử cung do phẫu thuật, kể cả sẹo nạo thủng, bóc nhân xơ tử cung), tránh dùng thuốc kéo dài ở người bị đờ tử cung trơ với oxytocin, nhiễm độc thai nghén, sản giật, hoặc bệnh tim mạch.

Người bệnh có tiền sử quá mẫn với thuốc.

 

TÁC DỤNG PHỤ

Những phản ứng bất lợi sau đây có gặp ở các bà mẹ: sốc phản vệ, loạn nhịp tim, xuất huyết sau khi sinh, nôn mửa, buồn nôn. Ở những bệnh nhân hen, sự co thắt phế quản có thể phát triển. Dùng thuốc quá liều hoặc quá mẫn cảm thuốc có thể dẫn đến kết quả làm tăng trương lực tử cung, co thắt, co thắt kiểu uốn ván, hoặc vỡ tử cung.

Có thể gặp những phản ứng bất lợi sau đây ở bào thai và trẻ em: nhịp tim chậm, loạn nhịp tim, hư hại não hoặc thần kinh trung ương vĩnh viễn. Ðiểm Apgar thấp 5 phút sau khi dùng thuốc.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top