Sa trực tràng và trĩ là những căn bệnh thường gặp ở vùng hậu môn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây biến chứng nặng nếu không chữa trị kịp thời. Để phân biệt chính xác về hai căn bệnh này cũng như cách điều trị tốt nhất, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu thật kỹ trong bài viết sau.
Sa trực tràng và bệnh trĩ đều là những căn bệnh xảy ra ở vùng hậu môn và dễ bị nhầm lẫn với nhau. Tuy nhiên, về bản chất thì đây là 2 căn bệnh hoàn toàn khác nhau.
– Sa trực tràng là căn bệnh mà thành trực tràng bị thoát ra khỏi cơ thắt hậu môn và lồi ra bên ngoài. Sa trực tràng có thể bị một phần hoặc toàn bộ tùy vào tình trạng bệnh nặng nay nhẹ.
– Trĩ là tình trạng mà các đám rối tĩnh mạch trị bị giãn nở quá mức trong thời gian dài ở đường lược tạo thành búi trĩ. Khi các búi trĩ phát triển đủ lâu và đủ kích thước thì chúng sẽ lồi ra ngoài hậu môn gây bệnh trĩ. Hai loại trĩ thường gặp nhất hiện nay đó là trĩ nội và trĩ ngoại.
Rất nhiều người thường nhầm lẫn giữa bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ bởi chúng xảy ra ở vùng trực tràng và hậu môn. Ngoài ra, khi bị sa trực tràng thì phần trực tràng sẽ lồi ra ngoài hậu môn – tương đối giống với sa búi trĩ.
Nếu không biết cách phân biệt bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như sau:
– Lựa chọn sai phương pháp và loại thuốc điều trị dẫn đến tiền mất tật mang.
– Tạo cơ hội và kéo dài thời gian ủ bệnh đến tình trạng nặng hơn, thậm chí gây biến chứng khó lường.
– Người bệnh cảm thấy đau đớn, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
– Tốn nhiều thời gian và chi phí điều trị.
Thông qua những dấu hiệu của bệnh, bạn có thể dễ dàng phân biệt đâu là sa trực tràng, đâu là bệnh trĩ để không bị nhầm lẫn. Đồng thời có cách điều trị phù hợp hơn.
Dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất đó chính là hình dạng và kích thước của búi sa ở vùng hậu môn. Tùy từng bệnh mà búi sa sẽ có độ dài ngắn khác nhau.
– Đối với sa trực tràng: Khối sa là một phần hoặc toàn bộ trực tràng. Khối sa sẽ thường khá dài, tròn theo hình đồng tâm, có nhiều dịch nhầy và ẩm ướt.
– Đối với bệnh trĩ: Khối sa chính là lớp niêm mạc, thường ngắn và gồm một hoặc nhiều búi trĩ kích thước khác nhau.
Lượng máu chảy ra trong quá trình đi vệ sinh của bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ hoàn toàn không giống nhau. Vì vậy, căn cứ vào lượng máu, ta có thể phân biệt chính xác về 2 căn bệnh này.
– Đối với sa trực tràng: Chảy máu khi đi vệ sinh nhưng lượng máu ít và lẫn vào phân chứ không kéo dài theo thời gian.
– Đối với bệnh trĩ: Thời gian đầu bị bệnh sẽ có hiện tượng đi vệ sinh có máu ít hoặc nhiều. Khi búi trĩ nhỏ thì có ít màu và dính vào phân hoặc giấy vệ sinh. Khi búi trĩ đã lớn hơn thì chảy nhiều máu, gây đau, máu nhỏ giọt hoặc biến thành tia.
Khi xảy ra các vấn đề bất thường, người bệnh cần đi khám để xét nghiệm, chẩn đoán và xác định đúng bệnh, đúng cách điều trị. Từ đó có phương pháp hạn chế và khắc phục bệnh sa trực tràng và bệnh trĩ sớm nhất.
Tùy theo từng loại bệnh lý khác nhau mà bạn lựa chọn cách điều trị và phòng tránh khác nhau
Để phòng ngừa bệnh sa trực tràng, bạn cần chú ý đến những điều sau đây:
– Cẩn trọng khi dùng các loại thuốc kháng sinh, trầm cảm… vì chúng không có lợi cho hệ tiêu hóa. Đồng thời, khi uống liên tục trong thời gian dài gây táo bón, sỏi bàng quang, sa trực tràng,…
– Không lạm dụng các loại thuốc nhuận tràng mà chỉ nên uống theo chỉ định của bác sĩ. Nếu lạm dụng sẽ làm các vùng cơ hậu môn yếu đi, thành hậu môn mỏng và tăng nguy cơ bị sa trực tràng.
– Những ai từng phẫu thuật ở khu vực hậu môn cần ăn uống đồ dễ tiêu và tập các bài tập hậu môn, không được nhịn đại tiện.
– Tập luyện thể dục nhẹ nhàng, đều đặn như đi bộ, dưỡng sinh,… Tránh những bài tập nặng như đẩy tạ, bê vác đồ nặng,…
– Uống nhiều nước lọc làm mềm phần và bôi trơn ruột, giảm thiểu nguy cơ táo bón và sa trực tràng.
– Ăn nhiều các loại hoa quả, rau xanh, bổ sung vitamin, chất xơ và chất khoáng.
Tương tự như cách phòng chống bệnh sa trực tràng, để phòng chống và giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ, bạn cần chú ý những điều sau:
– Tăng cường các hoạt động vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giải tỏa các áp lực dồn bên vùng hậu môn, kích thích cơ thể dẻo dai, linh hoạt hơn
– Ăn uống khoa học với nhiều loại rau xanh, trái cây, các loại nấm, hạt, rau có độ nhớt như rau mồng tơi, rau dớn, rau đay,…
– Mỗi ngày duy trì thói quen uống từ 1.5 – 2L nước để kích thích nhu động ruột hoạt động, tránh hiện tượng táo bón.
– Tập thói quen đi lại vào khung giờ cố định mỗi ngày.
– Tuyệt đối không được nhịn đi vệ sinh vì nó làm mất phản xạ đại tiện và khiến tình trạng trĩ nặng hơn.
– Không ăn các thực phẩm dầu mỡ, chiên rán, chứa nhiều chất kích thích, chứa cồn.
– Không sử dụng quá nhiều các sản phẩm làm từ sữa hoặc uống nhiều sữa.
– Nên đi thăm khám thường xuyên tại bác sĩ để kiểm tra tình trạng táo bón và bệnh trĩ.
Trên đây là cách phân biệt sa trực tràng và trĩ cũng như những biện pháp phòng ngừa, điều trị bệnh mà bạn có thể quan tâm. Đứng trước những hậu quả nghiêm trọng mà 2 căn bệnh mang đến, hãy chủ động thăm khám tại bác sĩ để sớm hồi phục sức khỏe chấm dứt tình trạng này.
Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh