Phương pháp điều trị u màng não

Kiểm soát và điều trị u màng não

U màng não có thể được điều trị bằng phẫu thuật hoặc xạ trị.

Cách điều trị tốt nhất phụ thuộc vào kích thước khối u, vị trí, mức độ phát triển và hình dạng dưới kính hiển vi. Điều trị phù hợp cũng phụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của mỗi cá nhân.

 

Giám sát tích cực

Giám sát tích cực còn được gọi là chờ đợi thận trọng là cách tiếp cận chung cho u màng não. Điều này đặc biệt đứng nếu u màng não được tìm thấy ngẫu nhiên trong quá trình xét nghiệm một vấn đề không liên quan. Ví dụ, phát hiện u màng não khi một người bị tai nạn xe đạp chụp CT, mặc dù họ không có bất kì dấu hiệu của khối u trước khi chụp hình. Cách tiếp cận này cũng phổ biến ở những người thường trải qua các tác dụng phụ do điều trị.

Thông thường, chụp CT hoặc chụp cộng hưởng từ được lặp lại 3-6 tháng sau lần đầu tiên. Chúng có thể thực hiện 1 lần mỗi năm trong vài năm đầu, khẳng định rằng không có triệu chứng mới và u màng não không thay đổi đáng kể.

 

Phẫu thuật cắt u

Phẫu thuật cắt u màng não là điều trị ưu tiên trong hầu hết các trường hợp. Trong khi mục tiêu là cắt bỏ toàn bộ khối u, nhưng điều này phụ thuộc vào kích thước và vị trí khối u. Ví dụ nếu khối u quá gần những vùng não quan trọng hoặc mạch máu, sự nguy hiểm của việc cắt bỏ u có thể vượt quá những lợi ích có thể thấy được.

Ví dụ, cắt bỏ hoàn toàn thường sẽ được áp dụng nếu khối u ở ngay trên bề mặt của não hoặc ở các rãnh khướu. Cắt bỏ một phần có thể phù hợp hơn với những vùng khó chạm đến như ở dốc nền.

Phẫu thuật thần kinh có những nguy cơ. Ví dụ, phù não có thể xảy ra do tích tụ dịch ở mô não. Phù như vậy có thể gây nên những vấn đề về thần kinh, ví dụ như tê bì, yếu hoặc khó nói hoặc khó vận động. Phù não có thể giảm được bằng thuốc như corticoid, và thường biến mất trong vòng vài tuần. Co giật đôi khi xảy ra sau một cuộc phẫu thuật; tuy nhiên trong khi thuốc chống co giật thường được dùng để phòng co giật, việc sử dụng này thường không được chỉ định và là vấn đề còn nhiều tranh cãi.

Do cơ thể muốn ngăn chảy máu sau phẫu thuật, cục máu đông có thể hình thành nhanh hơn bao gồm ở những vị trí nơi máu chảy. Vì lí do này, điều trị dự phòng cục máu đông được sử dụng thường xuyên. Nguy cơ phẫu thuật cũng phụ thuộc vào sự lan rộng của khối u và vị trí. Nếu khối u nằm ở nền sọ, ví dụ, ở các dây thần kinh sọ ở vùng nền sọ có thể có nguy cơ trong phẫu thuật.

 

Điều trị xạ trị

Xạ tri thường bao gồm sử dụng tia X năng lượng lớn chiếu trực tiếp vào khối u. Mục tiêu là giảm thiểu sự tiếp xúc với tia xạ ở các vùng não còn lại. Xạ trị thường được khuyến cáo với những khối u không phẫu thuật và xâm lấn, xạ trị thường đươc khuyến cáo đi sau phẫu thuật khi khối u xâm lấn nhiều.

Xạ trị có thể thực hiện bằng một số cách. Một phương pháp là xạ trị phân đoạn, đưa những liều nhỏ trong thời gian kéo dài. Phương pháp này đặc biệt hữu ích nếu khối u màng não ở vỏ dây thần kinh thị giác, và có thể với những u nhỏ ở nền sọ.

Ngược lại, xạ phẫu tiếp xúc chuyển một liều đơn tia xạ vào vùng khu trú ở não. Phương pháp này được sử dụng tốt nhất với những khối u nhỏ ở vị trí chọn lọc khi phẫu thuật cắt bỏ quá khó.

Tác dụng phụ của xạ trị thường không nghiêm trọng. Rụng tóc thường xảy ra ở xạ trị phân đoạn. Mặc dù tình trạng rụng tóc có thể là vĩnh viễn, nhưng thông thường tóc sẽ bắt đầu mọc lại trong 3 tháng sau điều trị. Mệt nhẹ, đau đầu hoặc buồn nôn cũng có thể xảy ra.

Khối u độ II, III  theo phân loại của WHO thường được điều trị bằng phối hợp phẫu thuật và xạ trị với liều cao xạ trị hơn so với u độ I. Mặc dù tất cả nỗ lực, u màng não đôi khi vẫn tái phát sau xạ trị. U màng não cũng lan vào dịch não tủy xuống tủy sống (di căn xuống). Quyết định điều trị được đưa ra phụ thuộc vào phẫu thuật viên, về liều và phương pháp đưa xạ trị hướng dẫn bởi bác sĩ ung bướu.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top