✴️ Điều trị viêm phế quản theo y học cổ truyền

Nội dung

KHÁI NIỆM.

Viêm phế quản thường được Trung y mô tả trong phạm trù khái thấu đàm ẩm. Triệu chứng chính là; ho, khạc đờm, bệnh có thể phát quanh năm nhưng thường nhiều hơn là đông xuân, gặp cả trẻ em và người lớn, nếu bệnh tái phát kéo dài không khỏi thì chuyển sang mạn tính.

 

NGUYÊN NHÂN BỆNH LÝ.

Bản chất bệnh bao gồm hai mặt. Nguyên nhân chủ yếu là cảm phải tà khí lục dâm; phong hàn, nhiệt làm cho phế khí không tuyên thông, hô hấp thất thường, khái thấu đa đàm, nếu cảm phải hoả táo tân dịch của phế bị hao tổn có thể dẫn đến họng khô ngứa và ho khan. Nguyên nhân chủ yếu là do 3 tạng phế, tỳ, thận hư lao mà dẫn đến.

Nhìn chung hàn thấp thì thương tỳ, tỳ tổn thương thì sinh đàm sinh ẩm, trường vị tích nhiệt, nhiệt trưng ở phế, phế thận âm hư sinh ra khí tân lưỡng thương đều có thể phát sinh ra khái thấu. Khái thấu lâu ngày kéo dài không khỏi sẽ phát sinh ra ho háo suyễn hoặc khí phế thũng.

 

BIỆN CHỨNG PHƯƠNG TRỊ.

Trước tiên biện chứng về cấp tính và mãn tính, cấp tính đa phần là do ngoại cảm, ngoại cảm thì chú ý phân ra hàn nhiệt táo thấp.

Mãn tính đa phần là nội thương, chú ý về tình trạng 3 tạng tỳ, phế, thận; cần phải kết hợp chính tà song phương, hư thực luận trị.

Nói chung: pháp trị phải tuyên phế chỉ khái hoá đàm. Nhưng cũng phải chú ý đến bổ hư khi có yếu tố nội thương.

Viêm phế quản cấp tính:

Thể phong hàn:

Khái thấu, đàm lỏng trắng (bạc) dễ khạc đờm hoặc có thể phát sốt, sợ lạnh, vô hãn, đầu thống, mũi ngạt thanh nặng, chảy nước mũi, ngứa họng, không khát, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch phù khẩn hoặc huyền.

Phương pháp điều trị: ôn tán phong hàn, tuyên phế hoá đàm.

Phương thuốc: hạnh tô tán.

Nếu ho nhiều thì dùng chỉ khái tán; nếu thấp nặng ngực bụng tức đau, rêu lưỡi trắng nhờn thì dùng hạnh tô tán gia hậu phác 8g, thương truật 8g; nếu mà thực trệ đau bụng lười ăn thì gia thêm sơn tra 12g; mạch nha 15g, lai phục tử 12g, nếu cảm mạo phong hàn bên trong có ôn nhiệt ở trong sẽ thấy triệu chứng sợ lanh, phát sốt, tắt mũi, khái thấu mất tiếng, đàm đặc khó khạc, miệng khát hầu đau, rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù sác thậm chí khí nghịch thành suyễn. Điều trị phải tán hàn, thanh nhiệt phải dùng chỉ khái tán bỏ bạch tiền, quất hồng gia hoàng cầm 12g, sơn chi tử 12g, lô căn 20g; nếu khí nghịch thành suyễn gia thêm ma hạnh thạch cam thang gia vị.

Bài thuốc chỉ khái tán: kinh giới 8 - 12g, tử uyển 8 -16g, bạch tiền 8 - 12g, cam thảo 4g, cát cánh 4 - 8g, bách bộ 12g, trần bì 8 - 12g.

Bài thuốc ma hạnh thạch cam thang: ma hoàng 4 - 12g, hạnh nhân 12g, thạch cao 30 - 60g, cam thảo 4g. Nếu thay thạch cao bằng quế chi thì thành tam ảo thang.

Thể phong nhiệt:

Khái thấu, đờm vàng tròn khó khạc dính, miệng khô, họng đau hoặc có thể phát sốt sợ gió, đau đầu, đầu lưỡi hồng, rêu trắng mỏng hoặc vàng, mạch phù sác.

Phương pháp điều trị: sơ phong thanh nhiệt tuyên phế chỉ khái.

Phương thuốc: tang cúc ẩm.

Nếu bệnh phát về mùa hè, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch nhu sác thì tang cúc ẩm gia hương nhu 8g, hoạt thạch 20g.

Ví dụ: dưa hấu 20g để thanh nhiệt trừ thấp.

Nếu bệnh phát vào mùa thu thì thanh táo thương phế, tân dịch hư lao, ho khan vô đàm, đầu lưỡi hồng, rêu vàng ẩm, mạch phù sác, phải tuyên thanh phế nhuận táo. Dùng bài thuốc tang hạnh thang gia tiền hồ 8g, cát cánh 12g, cam thảo 4g, hoặc thanh táo cứu phế thang. Thể phong nhiệt có thể phát triển thành hoả thương âm bên trong có tích nhiệt tổn thương phế có triệu chứng ho khan đàm phế hoặc ho có máu đi với đàm đau ngực, chất lưỡi hồng, rêu vàng khô mạch sác. Điều trị phải thanh phế giáng hoả, phải dùng tả bạch tán gia thêm sơn chỉ 20g, bạch mao căn 30g, hoàng cầm 30g, đạt thanh diệp 20g.

Nếu rêu lưỡi vàng dày khô, đại tiện táo kết có thể dùng tả bạch tán bỏ ngạnh mễ gia sinh đại hoàng 12g (sắc sau), mang tiêu 8g, xung phục, đông qua nhân 30g.

Bài thuốc: tả bạch tán.

Địa cốt bì 8 - 12g, sinh cam thảo 4 - 6g, tang bạch bì 8 - 12g, ngạnh mễ 20g.

Viêm phế quản mạn tính:

Thể đàm thấp:

Khái thấu đa đàm, sắc trắng dính dễ long đờm, bụng ngực đầy tức, ăn kém, gầy gò, miệng nhạt, chất lưỡi bình thường, rêu lưỡi nhờn, mạch hoạt.

Phương pháp điều trị: táo thấp hoá đàm.

Bài thuốc: nhị trần thang gia hạnh nhân 12g, thương truật 8g, bạch truật 12g, ngực bụng đầy tức gia chỉ xác 12g; đàm nhiều gia bạch giới tử 8g. Nếu như mệt mỏi kém ăn tứ chi vô lực ho ít đàm nhiều, lưỡi nhợt mềm, rêu trắng nhuận, mạch hư đại là tỳ hư rất nặng, chế thấp bất năng vận hoá mà sinh đàm phải dùng nhị trần thang gia đẳng sâm 12g, bạch truật 12g, tử uyển 12g, bạch tiền 8g. Nếu tỳ thận dương hư thiên hàn sẽ ho nhiều đàm ngực sườn trướng đầy hoặc nôn mửa ra nước trong “đàm diên” miệng khát mà không muốn uống, uống nước vào thì dễ nôn, cảm giác lạnh ở vùng cổ lưng, đầu nặng, mắt hoa, khí đoản tâm quí, lưỡi bệu mềm, rêu trắng nhuận (trơn) hoặc xám nhợt, mạch huyền hoạt.

Điều trị phải ôn dương lợi thuỷ trừ đàm có thể dùng linh quế truật cam thang. Nếu nôn mửa đầu choáng tâm quí gia bán hạ chế 15g, sinh khương 15 phần; lưng giá lạnh, lưng gối vô lực gia phụ tử 15g, sinh khương, bạch thược 20g.

Thể thủy ẩm:

Khái thấu suyễn tức không nằm ngửa được khi bệnh giảm thì phù thũng phải xem xét nhiều mặt: đa đàm sắc trắng hoặc lỏng hoặc đặc khái thấu liên tục là thuộc về hàn, sợ lạnh, phát sốt, suyễn mãn, khái thổ ho lâu vùng thắt lưng, đau mỏi, lưỡi bệu nhợt nhuận, rêu trắng nhờn, mạch phù huyền hoặc huyền khẩn hoặc huyền hoạt.

Phương pháp điều trị: thanh biểu phát biểu ôn lý, tả phế trục ẩm.

Phương thuốc: tiểu thanh long thang.

Nếu như ngoại hàn nội ẩm, kèm theo có nhiệt xuất hiện phiền táo miệng khát, đầu lưỡi hoặc rìa lưỡi có những ban điểm màu hồng thì dùng tiểu thanh long gia thạch cao 20 - 30g. Nếu mà suyễn xúc khi vận động thì nặng thêm, mệt mỏi là biểu hiện của chứng hàn, mạch trầm tế đó là thủy ẩm do thận hư bất năng nạp khí, phải ôn thận nạp khí, phải dùng thận khí hoàn gia chế bán hạ 12g, ngũ vị tử 8g. Ngoài ra viêm phế quản mạn tính có đợt tiến triển cấp cần phải tham khảo điều trị viêm phế quản cấp.

 

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

  facebook.com/BVNTP

  youtube.com/bvntp

return to top